Hiển thị các bài đăng có nhãn tôn giáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tôn giáo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2024

Đạo vũ trụ tôn giáo của tương lai

 

ĐẠO VŨ TRỤ TÔN GIÁO CỦA TƯƠNG LAI

Đạo vũ trụ (cosmic religion) theo quan điểm của Albert Einstein được coi như “tôn giáo của tương lai”, một thứ tôn giáo “bao trùm cả tự nhiên lẫn tâm linh”, “dựa trên một ý thức tôn giáo nảy sinh từ kinh nghiệm về vạn vật, kể cả tự nhiên lẫn tâm linh”, “một tổng thể có ý nghĩa”.

Sức sống của đạo vũ trụ

 

Ở Việt Nam, mọi người được dạy về chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhưng cách tiếp cận của chúng ta với bản thân chủ nghĩa này cũng còn hết sức thô sơ và chưa đầy đủ, dẫn tới cách hiểu rằng tất cả các nhà triết học, nhà tư tưởng từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây đều được dàn thành hai trận tuyến đấu tranh sống mái: Duy vật với Duy tâm, Khoa học với Tôn giáo, Tự nhiên với Tâm linh v.v…

 

“Mọi chia rẽ con người đều nguy hiểm”, Werner Heisenberg, một trong những cha đẻ của vật lý lượng tử đã viết: “Tôi cho rằng khát vọng vượt qua những điều đối lập, bao gồm sự tổng hợp cả hiểu biết duy lý và trải nghiệm tâm linh về tính thống nhất, là một nét đặc trưng nhất, dù được thể hiện ra hay không được nói ra, của thời đại chúng ta”.

 

Theo Trịnh Xuân Thuận, nghiên cứu khoa học không những không đối lập với tâm linh, mà còn phải coi tâm linh như người bạn đường. Có như vậy chúng ta mới không quên mất tính nhân văn của mình.

Tâm linh nhằm cải thiện sự sung túc nội tâm của chúng ta để chúng ta có khả năng cải thiện sự sung túc nội tâm của tất cả mọi người.

Trong thực tế, khoa học có thể hoạt động không cần tới tâm linh. Tâm linh có thể tồn tại không cần tới khoa học. “Nhưng con người, để trở nên toàn thiện, thì cần phải có cả hai”.

Đáp ứng nhu cầu thiêng liêng đó của con người, đạo vũ trụ sẽ có sức sống lâu bền.

ST

 

Thứ Bảy, 6 tháng 1, 2024

4 kiểu người không cần bái Phật vẫn có Phật duyên

 

4 KIỂU NGƯỜI KHÔNG CẦN BÁI PHẬT VẪN CÓ PHẬT DUYÊN

Trên đời có 4 kiểu người không cần bái Phật vẫn có Phật duyên thâm sâu, được trời Phật "âm thầm" phù hộ mà không hề hay biết.

Nếu bạn là 1 trong số những người này thì chắc chắn phúc đầy, may mắn, an yên:

Phật giáo vốn không truyền bá tư tưởng sùng bái thần linh, người tín Phật tức là người trí giả, dùng trí tuệ của bản thân để giải trừ những khổ não, cách xa thống khổ trong cuộc đời.

4 kiểu người không cần bái Phật vẫn có Phật duyên:

1. Người có tâm "từ bi hỷ xả"

Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật khuyên dạy chúng sinh hãy chăm tu tập “Tứ Vô Lượng Tâm”, tức là “bốn món tâm rộng lớn không lường được”, đó là các tâm “Từ, Bi, Hỷ, Xả”.

- Tâm “Từ” là khả năng hiến tặng niềm vui cho tha nhân, cho người khác.

- Tâm “Bi” là khả năng làm vơi đi nỗi khổ đang có mặt.

- Tâm “Hỷ” là niềm vui, lòng thanh thản do từ bi đem tới.

- Tâm “Xả” là thư thái nhẹ nhàng, tự do, không kỳ thị.

Phật dạy hãy mở rộng bốn tâm này, không hạn chế, cho tất cả các loài hữu tình ở khắp bốn phương. Đây là những đặc tính giúp con người trở nên tốt đẹp, hoàn thiện, là lối sống của bậc thánh.

Cho nên người có tâm "từ bi hỷ xả" cho dù không cần ngày ngày bái Phật thì vẫn sẽ được âm thầm phù hộ độ trì, giúp vượt qua mọi tai họa trong cuộc đời, an nhàn hưởng phúc bởi tự thân người đó đã tự gieo Phật duyên.

 2. Người giữ "nội tâm thanh tịnh"

Cuộc sống này luôn có quá nhiều sự cám dỗ, trên con đường giác ngộ luôn trải đầy tiền tài, vật chất, danh vọng, địa vị để làm chướng ngại vật níu chân mỗi chúng ta. Phải là người bản lĩnh, biết giữ bản thân mình, giữ gìn cơ thể, lời nói và một tâm hồn thanh tịnh mới mong đạt được giác ngộ chân chính.

Cực lạc hay địa ngục vốn nằm trong tâm của chúng ta, lựa chọn ra sao là do chính chúng ta quyết định.

Tâm thanh tịnh sẽ tự chặn đứt mọi phiền não, sướng khổ cuộc đời là do tâm quyết định.
Giữ tâm thanh tịnh, bình hòa đối diện với cuộc sống đó chính là có duyên với Phật, khi đó thì cho dù không bái Phật vẫn tự gieo phúc khí, may mắn cho bản thân.

3. Người biết sợ nhân quả

Những người hiểu và biết sợ nhân quả báo ứng cũng là một kiểu người không cần bái Phật nhưng vẫn được chư thần Phật che chở độ trì.

Một người có thể không tin Phật, nhưng không thể không tin vào luật nhân - quả trên đời này.

Nhân quả là định luật căn bản xuyên suốt quá trình thành trụ hoại diệt của tất cả chúng sinh từ đời này sang đời khác, cho đến vũ trụ, vạn vật cũng không phải tuần hành, biến dịch một cách ngẫu nhiên, vô lí, mà luôn tuân theo định luật nhân quả.

Đừng nghĩ rằng những việc mình đã làm không có ai chứng kiến thì thần không biết quỷ không hay, thực ra mỗi một việc thiện mà bạn làm, sẽ trở thành phúc báo sau này cho bạn; mỗi việc ác mà bạn làm, sẽ trở thành quả báo, nghiệp báo mà bạn phải gánh vác trong tương lai.

Nhiều người làm việc ác bất chấp thủ đoạn, là do không tin vào nhân quả báo ứng. Chỉ người biết sợ nhân quả, hiểu rằng nhân quả không chừa một ai thì mới có thể tích phúc tích đức, vinh hoa phú quý cả đời.

4. Người có tu dưỡng hướng thiện

Đức Phật từng nói rằng, ai cũng có Phật tính, ai cũng có thể tu tập thành Phật. Để có được thì trước hết phải tu dưỡng hướng thiện, tức là có Phật ở tại tâm, tâm có Phật thì mới toàn vẹn.

Tâm ta khi hành động đừng suy nghĩ xem liệu sẽ tích được bao nhiêu đức. Phật sẽ phù hộ đến bản thân mình như thế nào. Sự phù hộ sẽ không đến từ Phật, mà đến từ lòng thương và tình cảm của muôn người xung quanh dành cho hành động của mình.

Trong đời sống bình thường, người làm thiện lành thì được mọi người quý mến, xã hội tôn vinh. Sống trong một môi trường có nhiều người quý mến ủng hộ thì đó là một môi trường hạnh phúc.

Việc tu dưỡng hướng thiện của chúng ta khi đó lại có ảnh hưởng đến người khác, có người bắt chước làm theo, thì một nhân tốt không chỉ cho ra một quả tốt, mà là rất nhiều quả tốt.

songdep.com.vn

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2023

Đức phật dạy 10 điều chớ vội tin

 

ĐỨC PHẬT DẠY 10 ĐIỀU CHỚ VỘI TIN

 

Một hôm, Đức Phật cùng đoàn tỳ kheo đến thị trấn Kesaputa thuộc vương quốc Kosala. Mọi người kéo đến rất đông để được thấy tôn nhan, hành lễ với ngài và nghe pháp.

Một người thưa: "Bạch Đức Thế tôn. Có nhiều vị sa môn và bà la môn đến đây truyền đạo, vị nào cũng hết lời ca tụng đạo của mình và khuyên nhủ mọi người đi theo, đồng thời cũng ra sức chê bai, tỏ ý khinh miệt, dè bỉu đạo của các vị khác cũng như lời dạy của họ.

Chúng con rất băn khoăn không biết lời vị nào đúng, đạo nào là chân lý và đạo nào không phải chân lý. Chúng con nên tin vị nào và theo đạo nào?".

 

Đức Phật đáp: "Này các thiện nam, tín nữ, các vị phân vân, nghi ngờ là điều tất yếu và hợp lý. Các vị không nên vội tin hay bác bỏ quan điểm của đạo nào khi chưa tìm hiểu đạo ấy một cách thấu đáo".

Nhân đó, Phật cũng giảng giải cho các thiện nam tín nữ về 10 điều mà chúng ta không nên vội tin:

  • Một, chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.
  • Hai, chớ vội tin điều gì chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.
  • Ba, chớ vội tin điều gì chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.
  • Bốn, chớ vội tin điều gì chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở.
  • Năm, chớ vội tin điều gì chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình.
  • Sáu, chớ vội tin điều gì chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.
  • Bảy, chớ vội tin điều gì khi nó căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.
  • Tám, chớ vội tin điều gì chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.
  • Chín, chớ vội tin điều gì chỉ vì điều ấy được vũ lực và quyền uy ủng hộ.
  • Mười, chớ vội tin điều gì chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.

Giải thích về lý do không vội tin những điều trên,

Đức Thế tôn nói: "Này các thiện nam tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quán sát, suy tư và thể nghiệm. Sau khi kiểm nghiệm, nếu quý vị thực sự nhận thấy lời dạy này tốt lành, đạo đức, hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán, việc thực hiện các lời dạy này sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc ở hiện tại và về lâu dài, chỉ khi đó quý vị mới đặt niềm tin vững chắc và thực hành theo".

 

"Chỉ khi nào quý vị suy tư, chiêm nghiệm và nhận thức xác đáng điều gì là chân chính, lợi ích cho mình và người khác thì quý vị hẵng đem lòng tin tưởng và làm theo. Đó là tiêu chuẩn của đức tin chân chính",

 

Đức tin chân chính không thể là đức tin mù quáng - tin không cần hiểu biết. Lòng tin phải xuất phát từ trí tuệ, phải qua sự suy tư, thể nghiệm của chính mình.

Một khi mình hiểu rõ, chứng thực điều đó là tốt đẹp, đem lại sự an vui, hạnh phúc chân chính thì mới tin.

 

Đức Phật thậm chí còn khuyên các thiện nam tín nữ đừng vội tin vào Ngài nếu chưa thật sự hiểu về Ngài và giáo pháp Ngài truyền dạy.

 

ST