Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2023

Tại sao người trẻ phạm tội?


TẠI SAO NGƯỜI TRẺ PHẠM TỘI?

 

Trong những năm gần đây, người Mỹ nói riêng và thế giới nói chung đã và đang phải đối mặt với những vụ giết người hàng loạt điên rồ. Thường thì, cả nạn nhân và kẻ thủ ác trong những vụ án mạng như vậy đều là thanh thiếu niên.

Tại sao học sinh trung học lại sát hại bạn học và thầy cô của mình? Những sự kiện này nói lên điều gì về xã hội chúng ta?

 

Những yếu tố làm gia tăng khả năng phạm tội giết người.

 

– Dễ dàng sở hữu súng ở Hoa Kỳ: Hoa Kỳ là quốc gia có một số điều luật về súng dễ dãi nhất trên thế giới. Dù những sự kiện kiểu này có xảy ra ở những quốc gia khác, nhưng chỉ có ở Mỹ người ta mới có thể dễ dàng tiếp cận súng đạn với số lượng lớn.

 

– Sự bùng nổ thông tin trên Internet: Internet cho phép thông tin tìm đến mọi người bất kể chúng ta ở đâu theo một cách thức mà vốn dĩ đã từng rất khó khăn trước đây. Thời đó chúng ta lúc nào cũng phải đi đến thư viện để tìm kiếm thông tin tài liệu.

Ngày nay, đủ mọi loại thông tin đều có sẵn ngay trong căn nhà của bạn chỉ bằng một nút bấm. Một số tài liệu trực tuyến còn chi tiết hơn cả bất cứ thứ gì bạn tìm được trong thư viện.

 

– Sự sụp đổ của Gia đình hạt nhân: Tỷ lệ ly hôn cao và các dạng gia đình hỗn hợp khiến trẻ khó mà có những tấm gương tốt để noi theo khi xử lý xung đột. Trẻ học tập bằng cái chúng nhìn thấy, không phải thứ chúng nghe thấy.

 

– Bạo lực trên truyền hình và phim ảnh: Nếu bạn dành nhiều giờ xem TV thì bạn hẳn đã thấy một vài vụ trong tuần. Bạo lực làm tăng hưng phấn và mức độ phủ sóng của chương trình, nhưng nó cũng cho thấy những hành vi mà thanh thiếu niên có thể sẽ muốn bắt chước theo.

 

– Thiếu vắng kim chỉ nam đạo đức: Ở những thế hệ trước, nhà thờ và giáo đường có tầm ảnh hưởng cực kỳ quan trọng lên trẻ em và thanh niên. Những hội nam nữ sinh hướng đạo đã xây dựng những giá trị đạo đức trong cốt lõi giảng dạy của họ.

Mặc dù những ảnh hưởng này vẫn còn nhưng đối với nhiều thanh thiếu niên, nó không còn là một phần trong cuộc sống của họ nữa.

 

– Phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động với nam giới: Trong hầu hết các gia đình, khoảng thời gian thiếu giám sát con cái hơn trong quá khứ, và điều này đều có sự góp phần của cả cha mẹ.

Mặc dù hầu hết những đứa trẻ tự xoay xở một mình ở nhà sẽ không có đứa nào chế  tạo được một quả bom, nhưng sự giảm bớt gắn kết và giám sát từ cha mẹ là một yếu tố khiến những điều tương tự như vậy có thể xảy ra.

 

– Sự sụp đổ của hệ thống xóm láng và cộng đồng: Khi tôi lớn lên, tôi quen hầu hết mọi người trên con phố tôi ở. Dường như là tất cả chúng tôi đều có thời giờ cho những hoạt động vui chơi giải trí cũng như hòa nhập với cộng đồng.

Ngày nay, tôi chỉ biết một vài người hàng xóm, vẫy tay chào những người không quen. Rồi tôi lui về ngôi nhà, khoảng sân để thư giãn và nghỉ ngơi.

Các bạn trẻ nào cảm thấy mình được kết nối với những người khác trong cộng đồng sẽ ít có khả năng bộc phát cơn tức giận của mình theo những cách thức xấu xí hơn.

 

– Khuynh hướng “kéo bè kết cánh” bẩm sinh ở thanh thiếu niên: Hầu hết chúng ta đều thấy những cô cậu giỏi thể thao thường được lòng mọi người vì danh tiếng của họ trong môn họ chơi, và một số học sinh khác bị trêu chọc vì ở ngoài rìa. Những thanh niên “bị ruồng bỏ” có nguy cơ tâm lý luôn bất ổn.

 

– Việc nổi loạn vốn thường gặp ở thanh thiếu niên trở nên vượt khỏi tầm kiểm soát: Một trong những nhiệm vụ cần đạt được trong tiến trình phát triển của những năm tháng thanh thiếu niên là họ phải thể hiện được cái tôi của bản thân, một phần là thông qua sự nổi loạn chống đối lại bố mẹ mình.

Vì thường cha mẹ sẽ rất khó để biết được khi nào hành động nổi loạn này là bình thường, khi nào là có vấn đề ngoài tầm kiểm soát. Hãy duy trì việc giao tiếp cởi mở với con cái mình.

Và hãy cân nhắc tham gia các biện pháp trị liệu gia đình nếu việc giao tiếp giữa các bên bị gián đoạn trong giai đoạn này.

 

Làm gì để kiềm chế tình trạng bạo lực thâm nhập vào nhóm người trẻ?

Trẻ sẽ luôn hình thành những bè nhóm và chúng sẽ luôn nổi loạn. Một trong những điều quan trọng nhất ở đây mà bạn, là những người cha mẹ, có thể làm là nói chuyện với con mình. Tránh thuyết giảng, và đảm bảo mình lắng nghe con nói, ít nhất là cũng ngang ngửa với việc mình nói với con.

 

Chúng ta nên động viên con trẻ trong gia đình tham gia vào những tổ chức đội nhóm giúp chúng hình thành cảm nhận về đúng sai. Tránh để trẻ không giám sát trong thời gian dài mỗi ngày. Giám sát việc truy cập Internet và tiếp tục gắn kết trẻ vào những hoạt động và những kỳ nghỉ chung của gia đình.

 

Có một số giải pháp khác đòi hỏi nhiều hơn là chỉ sự tham gia của cha mẹ. Các cộng đồng có thể tăng cường cung cấp những hoạt động vui chơi giải trí. Những tòa nhà trống ở các trường học có thể được sử dụng để mang đến những hoạt động ngoại khóa buổi tối và cuối tuần.

Các nhà thờ có thể cân nhắc lại những chương trình dành cho thanh thiếu niên và mang đến những hoạt động vừa lý thú vừa có ý nghĩa cho nhóm các bạn trẻ.

 

Tham khảo. American Psychological Association. Combatting youth violence. Published April 2002.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét