SỰ KHÁC BIỆT TRONG VIỆC GIÁO DỤC CON VỀ TIỀN GIỮA NGƯỜI MỸ VÀ TRUNG QUỐC
Câu trả lời khác nhau thể hiện cách giáo dục khác nhau, cách giáo dục khác nhau quyết định cuộc đời khác nhau.
Ở Mỹ, khi một đứa trẻ hỏi người cha giàu có của mình rằng: “Nhà chúng ta có giàu không ạ?”. Người cha trả lời con rằng: “Cha có tiền, con thì không. Tiền của cha là tiền do chính cha cố gắng nỗ lực để kiếm ra, tương lai con cũng có thể kiếm được tiền bằng sức lao động của chính con”.
Còn ở Trung Quốc, khi một đứa trẻ hỏi cha: “Nhà chúng ta có giàu không ạ?”thì người cha trả lời rằng: “Nhà chúng ta rất giàu, tương lai số tiền này đều là của con cả”.
Đứa trẻ ở Mỹ nghe thấy lời cha nói thì sẽ nhận được những thông tin sau:
1. Cha mình có nhiều tiền, nhưng tiền của cha là của cha;
2. Tiền của cha là do cha cố gắng kiếm được;
3. Nếu mình muốn có tiền thì cũng sẽ kiếm được bằng việc lao động và nỗ lực.
Nhận được những thông tin này, đứa trẻ sẽ rất nỗ lực và sẽ có nhiều kỳ vọng vào cuộc sống. Trẻ cũng sẽ muốn giàu có bằng cách nỗ lực giống như cha mình, quan trọng hơn hết đó là một sự giàu có về mặt tinh thần, tinh thần giàu có sẽ mang lại lợi ích cả đời cho trẻ.
Còn đứa trẻ ở Trung Quốc thì lại nhận được những thông tin sau từ những gì mà người cha nói:
1. Cha mình là người có tiền, nhà mình có điều kiện;
2. Tiền của cha chính là tiền của mình;
3. Mình không cần nỗ lực thì cũng đã có rất nhiều tiền rồi.
Thế là sau khi đứa trẻ lớn lên và nhận lấy tài sản của cha, trẻ sẽ không biết trân trọng và không biết nỗ lực, ứng với câu nói của người xưa “giàu không quá ba đời”! Những gì mà người cha này để lại cho con mình chỉ là sự giàu có về vật chất, không có chỗ dựa về tinh thần, mà giàu có vật chất lại là một “con dao hai lưỡi”.
Câu trả lời khác nhau của 2 người cha thể hiện cách giáo dục khác nhau, cách giáo dục khác nhau quyết định cuộc đời khác nhau.
Rất rõ ràng, câu trả lời của người cha Mỹ có thể giúp trẻ hình thành nhân sinh quan và quan niệm đúng đắn về sự giàu có, giúp trẻ trở thành một người biết sống tự lực; còn câu trả lời của người cha Trung Quốc chỉ có thể khiến con trẻ thành một “kẻ dựa dẫm” yếu đuối vô dụng.
Chính vì vậy, các bậc cha mẹ đừng quá nuông chiều con cái, yêu thương con mù quáng chính là làm tổn thương con. Sự hy sinh không tiếc sức mình của cha mẹ sẽ chỉ dẫn đến sự vô tình và vô dụng của con cái, nuông chiều và cho con cái quá nhiều sẽ khiến chúng chỉ biết đòi hỏi, không biết đền đáp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét