Thứ Hai, 9 tháng 1, 2023

Chống chế và bao biện: Tật xấu chung trong giao tiếp


CHỐNG CHẾ VÀ BAO BIỆN: TẬT XẤU CHUNG TRONG GIAO TIẾP

 

Ta luôn mở tâm đón nhận bằng lời “cảm ơn” – thay vì tìm cách chống chế

Phần lớn chúng ta thường quên mất tầm quan trọng của việc lắng nghe ý kiến phê bình của người khác. Dù góp ý đó đúng hay sai, có liên quan đến bạn hay không, hãy cố gắng bày tỏ lòng biết ơn khi người đối diện thể hiện tinh thần sẵn sàng lên tiếng và đóng góp cho bạn


Khi đáp lại góp ý của người khác bằng những từ như “nhưng” và thêm vào sau đó suy nghĩ của riêng mình, chúng ta đang vô tình làm giảm đi giá trị của ý kiến đóng góp đó. Trong nhiều trường hợp, người đối diện sẽ tự hỏi: Liệu nhận xét của họ có đáng giá hay không? Bạn có thực sự quan tâm đến những gì họ nói không?

 

Nếu ai đó nói điều gì – và bạn phản hồi lại bằng những từ như “nhưng”, “tuy nhiên”… đó là dấu hiệu cho thấy bạn muốn phản biện lại đóng góp của họ. Bạn đã bao giờ tự hỏi: Tại sao có những cuộc trò chuyện ban đầu rất bình thường, mà sau đó lại biến thành một cuộc khẩu chiến? Nguyên nhân chính vì những từ ngữ tưởng như rất “vô thưởng vô phạt” này đó!

 

Thay vì phản hồi lại ý tưởng của người khác bằng những từ ngữ phủ định như “không”, “nhưng” hoặc “tuy nhiên”, bạn có thể mở đầu bằng những câu như:

“Ý tưởng của bạn rất hay. Tôi có thể chia sẻ thêm một góc nhìn khác về vấn đề được không?”

 

Lời kết

Ngay cả khi bạn không đồng ý với điều người đối diện nói, điều đó không có nghĩa là ý kiến của họ sai. Thay vì tìm cách chống chế và bao biện cho bản thân, mỗi chúng ta cần học cách lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác.

 

Điều này không chỉ giúp bạn tránh được những cuộc tranh luận không cần thiết – mà còn góp phần xây dựng phong cách trò chuyện tinh tế, làm nền tảng cho các mối quan hệ bền vững và cơ hội thành công trong cuộc sống.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét