Thứ Hai, 30 tháng 1, 2023

Bản năng và lý trí theo quan niệm Phật giáo


BẢN NĂNG VÀ LÝ TRÍ THEO QUAN NIỆM PHẬT GIÁO

 

Mỗi con người đều có hai phần quan trọng: Bản năng và lý trí. Hầu hết ai cũng hiểu chung chung về hai từ này. Tuy nhiên nếu hiểu rõ hơn về ý nghĩa của bản năng hay là lý trí sẽ giúp chúng ta có thể điều phục được nó sao cho phù hợp với đạo đức theo triết lý của Phật dạy.

Bản năng và lý trí

- Bản năng là sự trỗi dậy từ đáy lòng của chúng ta một cách tự nhiên để tác động vào tất cả những hành vi mà nó không thông qua nhận thức kiểm soát trước đó. Bản năng thiên về cảm tính của con người. Giống như yêu thích cái đẹp, cảm giác sợ hãi, giật mình, thích về tình dục, muốn ăn, buồn ngủ, …những cảm giác đó nằm trong trạng thái gọi là bản năng.

Theo từ ngữ Phật học đó là căn bản phiền não, tức là là một loại phiền não gốc, một loại phiền não căn bản, một loại phiền não tiềm tàng, sâu thẳm trong tâm thức của con người chúng ta,

Và tình cảm thuộc về bản năng và không hẳn là chỉ gói gọn trong tình cảm yêu đương nam nữ thôi, mà nó chỉ cho tất cả bảy cảm xúc tình cảm của con người mà nhà phật gọi là “thất tình” bao gồm: Hỷ (mừng), Nộ (giận), Ai (buồn), Lạc (vui), Ái (yêu), Ố (ghét), Cụ (hoảng sợ)

- Lý trí có nghĩa là một sự nhận thức, hiểu biết rạch ròi theo một mức độ tri thức của con người về các vấn đề đạo đức, luật pháp, Phật pháp theo kinh nghiệm của con người đã được học hay trải qua trước đó.  Ví dụ tham lam là bản năng nhưng mà biết rằng tham lam là tội lỗi thì cái biết này là lý trí. Dùng lý trí để kiềm lại bản năng của mình.

Giữa lý trí và bản năng cái nào có trước?

Bản năng là yếu tố tự nhiên nên có trước, còn lý trí là những điều được giáo dục dạy dỗ, cái tập quán xã hội, cái đạo đức, kinh nghiệm mà nó tích lũy dần qua một quá trình nên có sau.

Có một quan niệm mà chúng ta cần suy luận sâu hơn về vấn đề này. Tại sao một triết gia của Á Đông ngày xưa đó là Hàn Chi Tử ông cho rằng: Nhân chi sơ tánh bản ác. Còn Mạnh Tử thì cho rằng: Nhân chi sơ tánh bản thiện. Vậy câu nào đúng?

Đối với Mạnh Tử ông cho rằng nhân chi sơ tánh bản thiện là khi ông nhìn ở góc độ lương thiện tích cực của con người để cảm thấy rằng cái gốc của con người là cái tốt, cái hay, cái đẹp như vậy.

Nhưng do hoàn cảnh xã hội có thể biến con người đó từ một con người lương thiện trở thành con người ác. Giống như Thúy Kiều từ ban đầu một người lương thiện nhưng hoàn cảnh xã hội từ một con người lương thiện đã biến Thúy Kiều trở thành con người nhớp nhơ theo cái quan niệm phong kiến.

Đối với Hàn Phi Tử ông cảm thấy rằng con người không được giáo dục thì con người đã trở thành ác. Nếu một gia đình không khéo dạy dỗ con cái thò nó rất dễ bị tập quán hư làm thâm nhiễm vào người. Cho nên nếu không có đạo đức ràng buộc, bản thân con người vốn làm nhiều điều xấu, nhiều vấn đề tội ác, nhiều lỗi lầm.

Đây là quan niệm vào thời cuộc theo cách cái nhìn nhận của mỗi triết gia mà đánh giá. Về Phật học không đề cập đến vấn đề nhân chi sơ tánh gì cả mà nhân chi sơ đối với Phật học là tánh vô trí nghĩa là không thiện không ác. Bởi vì theo quan điểm Phật giáo nếu đã thật thiện thì không thể ác, mà đã thật ác rồi thì không thiện. Nên ở đây người ta có thể nhìn nhận các góc độ bản năng và lý trí của con người để xác định.

Người xưa có nói câu là “thế nhân thùy vô quá cãi chi vị thánh hiền” tức là giữa con người này không ai không lỗi lầm, không ai không sai lầm theo những bản năng nhưng mà bản năng được khắc phục, được thay đổi để chuyển hóa, để trở nên thuần lương thánh thiện, thì thay đổi chuyển hóa đó trở thành thánh thiện. Như vậy muốn làm thánh hay phàm đều lệ thuộc vào nghị lực và sự quyết đoán của mỗi chúng ta. Tuy nhiên chúng ta nên nhớ rằng sự tiềm ẩn của bản năng là điều suốt đời chúng ta phải canh nó để giữ nó, phải kiềm nó, phải thúc liễm nó.

Theo vuonhoaphatgiao

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét