Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2023

 Ảnh: Ingvar Kamprad

NHỮNG BÍ MẬT KINH DOANH KHÔN NGOAN CỦA TỈ PHÚ INGVAR KAMPRAD

 Chàng trai trẻ với sự nghiệp lớn lao

Ingvar Kamprad con của một nông dân nghèo và sống trong một trang trại có tên là Elmtaryd cạnh ngôi làng nhỏ Agunnaryd, thuộc miền Nam Thụy Điển,

Từ khi còn nhỏ, Ingvar Kamprad đã rất nhạy bén với kinh doanh, từ việc bán những món đồ gỗ lưu niệm dịp nghỉ lễ cho những đứa trẻ hàng xóm, đến việc gây dựng nên công ty IKEA với giá trị 11,8 tỷ USD và trở thành một tỷ phú.

 

Cái tên IKEA được ghép lại từ những chữ cái đầu tiên trong tên của ông cùng nơi đặt xưởng đầu tiên tại một thị trấn ở Thuỵ Điển. Chữ I và K được lấy từ tên của Ingvar Kamprad; chữ E là từ Elmtaryd, nơi đặt xưởng chế tạo đầu tiên của IKEA; và cuối cùng là chữ A, được lấy từ Agunnaryd, một thị trấn ở Thuỵ Điển.

 

Những bí mật kinh doanh khôn ngoan

Năm 1947, lần đầu tiên Kamprad đưa đồ gỗ vào nhóm sản phẩm chính. Việc khai thác nguồn hàng từ các nhà sản xuất địa phương cho phép ông giữ được mức giá bán thấp hơn các đối thủ. Đồ gỗ IKEA dần dần được khách hàng chú ý và tới năm 1951, Kampard quyết định tập trung vào mặt hàng này.

 

Hai năm sau, IKEA mở phòng trưng bày đồ gỗ đầu tiên, giúp người tiêu dùng tiếp cận tốt hơn sản phẩm của hãng, từ đó tin tưởng vào chất lượng của IKEA. Mỗi năm IKEA luôn cố gắng giảm giá ít nhất là 2-3%, thậm chí còn giảm nhiều hơn để đánh bại đối thủ.

 

Năm 1956, Kamprad tạo cuộc cách mạng trong thị trường đồ nội thất bằng việc giới thiệu “flatpacking”, phương pháp này đồng nghĩa với việc IKEA sẽ cắt giảm chi phí sản phẩm bằng cách cho phép người tiêu dùng mua đồ nội thất theo từng miếng và tự lắp ráp chúng.

 

Igvar Kampard cực kỳ khôn ngoan trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức của IKEA. Thực chất, IKEA thuộc quyền sở hữu và điều hành của gia đình Kampard theo phong cách Thụy Điển, với hàng loạt công ty con kiểm soát những bộ phận khác nhau, như nhượng quyền kinh doanh, sản xuất, phân phối…

 

Kamprad cho rằng: Triết lý kinh doanh của ông là phải “thường xuyên nhắc nhở mình rằng, một phi vụ mua – bán thành công nhất là: khi cả người mua lẫn người bán đều không bị thiệt, cả hai phải đều có lợi”.

 

Theo ông, “tình cảm” là điều quan trọng nhất “Nếu bạn không chiếm được cảm tình của người khác thì bạn không thể bán được cái gì cả”, ông nói.

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét