Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2023

Carl Jung nói về các phong cách học tập


CARL JUNG NÓI VỀ CÁC PHONG CÁCH HỌC TẬP

Có một học thuyết về phong cách học tập của nhà tâm lý học Carl Jung dùng để phân loại con người dựa trên những dạng tính cách khác nhau.

 

Học thuyết của Jung về tính cách.

Học thuyết của Jung tập trung vào bốn chức năng tâm lý cơ bản:

- Hướng ngoại và Hướng nội.

- Cảm giác và Trực giác.

- Lý trí và Cảm xúc.

- Nguyên tắc và Linh hoạt.

 

Phong cách học tập hướng ngoại.

Người học hướng ngoại thích kiến tạo năng lượng và ý tưởng từ người khác. Họ thích hòa nhập và làm việc theo nhóm.

Nếu bạn thích dạy cho người khác, tham gia vào đội nhóm, và học tập bằng trải nghiệm, thì bạn có lẽ là một người học hướng ngoại. Có khoảng 60% người học thuộc nhóm hướng ngoại.

 

Đặc điểm của người học hướng ngoại:

– Học tốt nhất qua trải nghiệm trực tiếp.

– Thích làm việc với mọi người trong nhóm.

– Thường thu thập ý kiến từ các nguồn bên ngoài.

– Sẵn sàng dẫn dắt, tham gia và đưa ra ý kiến.

– Nhảy ngay vào làm mà không cần người khác hướng dẫn.

 

Phong cách học tâp hướng nội.

Mặc dù người hướng nội vẫn khá hòa đồng nhưng họ lại thích tự mình giải quyết vấn đề hơn. Người học hướng nội thích kiến tạo năng lượng và ý tưởng từ những nguồn lực nội tại, như lên ý tưởng trong đầu, tự kiểm điểm bản thân và khám phá những nội dung lý thuyết.

 

Nếu bạn thích học một mình, làm việc theo cá nhân, và những ý tưởng trừu tượng, thì có lẽ bạn thuộc nhóm người học hướng nội. Có khoảng 40% người học thuộc nhóm hướng nội.

 

Đặc điểm của người học hướng nội.

– Thích làm việc một mình.

– Thích công việc yên tĩnh, độc lập.

– Thường nghĩ ra ý tưởng từ những nguồn lực nội tại.

– Thích lắng nghe, quan sát và suy ngẫm.

– Thích quan sát người khác trước khi thử thực hành một kỹ năng mới.

 

Phương pháp học tập dựa theo cảm giác.

Những người học theo cảm giác dồn tập trung vào môi trường xung quanh. Họ có xu hướng thực tế và thiết thực, thích dựa vào thông tin thu thập được từ trải nghiệm.

 

Mặc dù người theo phong cách học tập này cũng thích sự trật tự và mọi thứ theo thường lệ nhưng họ cũng có xu hướng nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi từ tình huống và môi trường. Có khoảng 65% người học thuộc nhóm này.

 

Đặc điểm của người học dựa theo cảm giác:

– Tập trung vào hiện tại.

– Thực tế và hợp lý.

– Sử dụng kinh nghiệm và hiểu biết thông thường để giải quyết vấn đề.

– Nhiệt tình quan sát thế giới xung quanh.

 

Phong cách học tập theo trực giác.

Người học theo trực giác có xu hướng tập trung vào những điều có thể xảy ra. Không giống như những người học theo cảm giác luôn tập trung vào nơi chốn và thời điểm hiện tại,

Những người học theo phong cách này thích những luồng tư duy trừu tượng, hay mơ mộng và tưởng tượng về tương lai. Có khoảng 35% người học thuộc nhóm này.

 

Đặc điểm của phong cách học tập theo trực giác:

– Thích làm việc theo từng phiên ngắn, thay vì làm tất cả mọi việc cùng lúc.

– Thích những thử thách, trải nghiệm và tình huống mới mẻ.

– Hay nhìn vào bức tranh tổng thể hơn là từng chi tiết.

– Thích lý thuyết và những ý tưởng trừu tượng.

 

Phong cách học tập lý trí.

Những người có phong cách học tập thiên lý trí co xu hướng tập trung nhiều hơn vào cấu trúc và chức năng của thông tin và mọi sự vật sự việc. Người học thiên lý trí sử dụng lý lẽ và logic khi xử lý vấn đề và ra quyết định.

Những người học nhóm này thường ra quyết định dựa trên quan điểm cá nhân về cái đúng, sai, công bằng và công lý. Có khoảng 55% nam giới và 35% nữ giới có phong cách học tập này.

 

Đặc điểm của người học tập thiên lý trí:

– Quan tâm đến logic và các dạng thức.

– Không thích ra quyết định dựa theo cảm xúc.

– Ra quyết định dựa trên lý lẽ và logic.

 

Phong cách học tập theo cảm xúc.

Những người theo phong cách học tập này quản lý thông tin dựa trên cảm xúc ban đầu mà thông tin đó mang lại cho họ. Nếu bạn ra quyết định dựa trên cảm xúc và không thích xung đột thì bạn có lẽ thuộc nhóm học tập theo cảm xúc. Có khoảng 45% nam giới và 65% nữ giới thuộc nhóm này.

 

Đặc điểm của người học theo cảm xúc:

– Quan tâm đến con người và cảm xúc của họ.

– Hiểu rõ cảm xúc của chính mình và người khác.

– Ra quyết định dựa trên những cảm xúc nhất thời.

– Tạo ra sự hào hứng và nhiệt huyết trong nhóm.

 

Phong cách học tập theo nguyên tắc.

Người học theo nguyên tắc thường rất quyết đoán. Trong một số trường hợp, những người này có thể ra quyết định quá nhanh, trước khi biết được tất cả mọi thứ. Những người này thích sự trật tự và cấu trúc, cũng là lý do họ hay lên kế hoạch cho những hoạt động và lịch trình rất cẩn thận.

 

Nếu bạn có đầu óc tổ chức cao, chú tâm vào chi tiết, và có ý kiến mạnh mẽ dứt khoát, bạn có thể là một người học theo nguyên tắc. Có khoảng 45% người có phong cách học tập này.

 

Đặc điểm của người học theo nguyên tắc:

– Không thích sự mập mờ hay bí ẩn.

– Thường rất kiên định với quyết định của mình.

– Rất có óc tổ chức và cơ trúc rõ ràng.

– Có ý kiến mạnh mẽ.

– Thường tuân thủ luật.

 

Phong cách học tập linh hoạt.

Người học linh hoạt thưởng đưa ra quyết định khá bốc đồng như một cách để phản ứng lại với những thông tin mới xuất hiện và sự thay đổi của tình huống. Tuy nhiên, những người học thuộc nhóm này thường tập trung nhiều hơn vào việc chiều theo thói tò mò của mình hơn là đưa ra quyết định.

Không giống như những người học có nguyên tắc không hay thay đổi ý định, người học linh hoạt thích rộng mở các lựa chọn.

 

Nếu bạn thường né tránh kế hoạch quá sát sao, và nhảy vào làm mà không lên kế hoạch thì bạn có thể là một người học thuộc nhóm linh hoạt. Có khoảng 55% người thuộc nhóm này.

 

Đặc điểm của người học tập linh hoạt:

– Thường đưa ra những quyết định hấp tấp.

– Thay đổi quyết định dựa trên những thông tin mới.

– Không thích cấu trúc và tổ chức.

– Có xu hướng rất linh hoạt và thích nghi cao.

– Đôi khi gặp khó khăn trong việc ra quyết định.

 

Kết luận.

Phong cách học tập phát triển theo học thuyết của Jung về Tính cách chỉ đại diện cho một cách tư duy về cách học tập của con người.

Nhưng các phong cách học tập có thể vẫn giúp ta cân nhắc về những cách thức khiến ta tận hưởng việc học.

Như bạn nhìn thấy ở mỗi phong cách, hãy suy nghĩ về các chiến lược có sức hút nhất với bạn. Khả năng rất cao là bạn sẽ tìm thấy sở thích học tập riêng rút ra từ nhiều phong cách đã đề cập ở trên này.

 

Chúc bạn thành công

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét