Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2020

Ví điện tử hình thức thanh toán bằng công nghệ

 

Ví điện tử hình thức thanh toán bằng công nghệ
.
Theo Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, tính đến cuối tháng 4/2017, Trung Quốc có tới 1,35 tỷ người dùng điện thoại di động và hơn 1 tỷ người trong số đó sử dụng dịch vụ internet băng thông rộng.
.
Nếu như trước đây, thanh toán tiền mặt trở nên phổ biến trong xã hội Trung Quốc, thì vài năm trở lại đây thanh toán bằng tiền mặt ở Trung Quốc được xem là điều kỳ quặc, vì xã hội đều đang hướng đến thanh toán di động. Tuy nhiên, khi làn sóng thanh toán điện tử tràn vào Trung Quốc với tốc độ chóng mặt, gần như tất cả các giao dịch thanh toán tại nước này đều thông qua công nghệ. Các cửa hàng và những trung tâm thương mại lớn đều sử dụng những ứng dụng này, ngay cả dịch vụ taxi, nhạc công đường phố... cũng đã sử dụng mã QR.
.
Đối với nền kinh tế, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, công nghệ thanh toán điện tử “không tiền mặt” đem lại nhiều hiệu quả hơn khi cắt giảm chi phí lên đến 75% của Chính phủ Trung Quốc và các DN. Thanh toán bằng công nghệ cũng giúp nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và DN không phải đầu tư chi phí quá lớn trong các hoạt động của mình. Lợi ích thanh toán bằng công nghệ mang đến nhiều trải nghiệm phong phú, tiết kiệm chi phí, nhanh chóng thuận tiện, tránh được nhiều rủi ro khi mang theo tiền mặt…
.
Tuy nhiên, những lợi ích mà các công ty Trung Quốc thu được còn vượt xa giá trị đơn thuần của các giao dịch. Theo các chuyên gia công nghệ hàng đầu thế giới, càng có nhiều người Trung Quốc sử dụng thanh toán di động đồng nghĩa với việc các công ty đang “ngồi” trên một kho tàng dữ liệu người tiêu dùng. Dữ liệu người tiêu dùng từ các khoản thanh toán được sử dụng để xây dựng hồ sơ chi tiết của từng người dùng, sau đó có thể tạo ra lợi nhuận từ mục đích tiếp thị trực tiếp ngay trong ứng dụng mà cả Facebook và Google cũng rất muốn sở hữu. Đây chính là công cụ giúp các công ty Trung Quốc kiếm tiền từ quảng cáo theo cách mà Facebook và Google đã và đang làm.
.
Một số vấn đề đặt ra
Sự bùng nổ về thanh toán công nghệ ở Trung Quốc mang lại nhiều lợi ích to lớn, song cũng đặt ra không ít vấn đề mà quốc gia này hay các quốc gia đang có xu hướng phát triển thanh toán công nghệ cần quan tâm, cụ thể:
.
Một là, bảo mật thông tin cá nhân đang trở thành vấn đề nhạy cảm, khiến nhiều người dân lo ngại. Sự thống trị của thanh toán di động cũng có nghĩa các công ty như Alibaba, Tencent có quyền truy cập lượng dữ liệu khách hàng khổng lồ. Từ đó, làm dấy lên lo ngại các dữ liệu này có thể được chuyển cho bên thứ 3 hoặc cung cấp cho một chính phủ khác mà không xin phép người dùng. Hoặc có thể, dữ liệu này sẽ bị đánh cắp do các hacker tự do hoặc của Chính phủ hay tổ chức nào đó tài trợ.
.
Hai là, sự phát triển nhanh chóng của thanh toán công nghệ đang tác động đến lĩnh vực dịch vụ tài chính – ngân hàng. Bởi với số lượng đông đảo người dân sử dụng dịch vụ thuận tiện này, các sản phẩm dịch vụ tài chính - ngân hàng như thẻ tín dụng, các thẻ thanh toán… gần như không có cơ hội phát triển. Thậm chí, đến nay không ít người dân không có thói quen sử dụng thẻ tín dụng, còn các ngân hàng thì cũng rất khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng và phát triển các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, việc người dùng trữ tiền trên các ứng dụng thanh toán mà không phải ngân hàng khiến nhà băng mất đi nguồn vốn cho vay, yếu tố tạo ra lợi nhuận đáng kể của nhóm doanh nghiệp này.
.
Ba là, thanh toán di động đang phát triển nhanh ở Trung Quốc đến mức người nước ngoài cũng cảm thấy khó khăn với các thanh toán cơ bản. Chẳng hạn, khi người nước ngoài dùng bữa tại một cửa hàng McDonald’s ở Bắc Kinh, các hình thức thanh toán được chấp nhận là thẻ tín dụng Union Pay của Trung Quốc, Apple Pay, WeChat Pay và Alipay. Như vậy, nếu không có tài khoản ngân hàng hay mã định danh QR ở Trung Quốc, người nước ngoài hay khách du lịch sẽ rất khó sử dụng các ứng dụng này. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề này cũng đã được các doanh nghiệp khắc phục.
.
Ở Việt Nam cũng đang phát triển hệ thống thanh toán công nghệ, theo đó NHNN đã ban hành một số qui định mới khi sử dụng Ví điện tử từ ngày 07/01/2020. 
   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét