Cách sử dụng người theo quan điểm : Năng lực là cơ sở, thái độ là căn bản, nhân phẩm là mấu chốt
Vị trung niên lại tiếp tục khẳng định: "Chính
là cậu, chắc chắn là cậu, tôi không thể nhận nhầm được".
Lúc này chàng trai chỉ còn cách giải thích chi
tiết: "Thực tình không phải tôi, công viên mà ông nói tôi còn chưa một lần
ghé qua".
Vị trung niên nghe nói vậy buông tay chàng trai ra
rồi buồn bã nói: "Lẽ nào tôi nhận nhầm rồi sao?".
Mấy hôm sau chàng trai nhận được giấy báo trúng
tuyển, khi đến làm việc, tình cờ gặp lại vị trung niên hôm trước mới bước đến
chào hỏi: "Xin hỏi, ông đã tìm được ân nhân cứu con gái mình chưa?".
Vị trung niên đáp: "Vẫn chưa, tôi vẫn chưa tìm được".
Chàng trai đem câu chuyện này kể với các đồng
nghiệp, mọi người nghe xong đều nhìn nhau cười: "Đó là chủ tịch của tập
đoàn chúng ta đó, câu chuyện con gái ông ngã xuống nước ông đã kể rất nhiều lần
rồi, thực tế ông không có cô con gái nào hết cả".
Chàng trai nghe xong thật không thể tin nổi, việc
này là sao? Các đồng nghiệp mới giải thích: "Thực ra đây chỉ là một cách
khảo nghiệm nhân phẩm ứng viên của chủ tịch chúng ta mà thôi. Ông từng nói, làm
người nhân phẩm còn quan trọng hơn tài năng, người không có nhân phẩm thì nói
gì cũng vô dụng, làm gì cũng vô nghĩa".
Tài năng thì thế gian không thiếu, duy chỉ có đức
hạnh, nhân phẩm mới là thứ quý giá, khó tìm. Một người muốn bước thật xa, lên
thật cao thì ắt phải tu dưỡng nhân phẩm của mình trước, bởi nhân phẩm là thứ vô
giá của mỗi người, là bước đệm vững chắc đưa con người đi khắp thế gian.
Thực tế rằng, con người đều vì lợi ích của mình mà truy
cầu. Có người giỏi luồn cúi, kéo bè kết phái, hai mặt, giở thủ
đoạn, hoa ngôn xảo ngữ, chỉ chăm chăm vào lợi ích của mình (quyền
lực, tiền tài, địa vị…). Người như vậy năng lực tương đối tốt, nhưng
lại giỏi mê hoặc lòng người, bề ngoài tựa như chính nhân quân tử, hay
mang dáng vẻ nhân nghĩa đạo đức, kỳ thực nội tâm dơ bẩn, độc ác vô
cùng.
Người như vậy tốt nhất là nên cách xa một chút, tuyệt đối không thể
trở thành bằng hữu hay có thể hợp tác được. Chúng ta mặc dù không
thể làm được giống như thánh nhân, vô tư kính dâng, nhưng một người có
một nội tâm thiện lương, nhân ái và thành tín, mới có thể cùng
người khác đồng tâm hiệp lực, vượt qua cửa ải gian khó.
Khổng Tử từng nói: “Đức như nguồn nước, tài như con sóng”, hay như câu: “Phẩm
chất là gốc cây, còn danh tiếng chỉ là bóng mát”. Chúng ta thường lại chỉ chú ý
đến bóng mát của cây mà quên đi rằng gốc rễ mới là căn bản. Đừng quên rằng,
sống trên đời, nhân phẩm mới chính là tấm giấy thông hành có giá trị giúp bạn
đi khắp chân trời góc bể, đường đường chính chính, oanh oanh liệt liệt không sợ
bị ép uổng trước nhân gian và không lo phải xấu hổ với cái tâm của chính mình
Nguồn: Cafe Biz
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét