Nguyên lý Brandolini : Sự bất cân xứng của bullshit
Alberto Brandolini là một kỹ sư phần mềm người Ý. Vào một ngày đẹp trời tháng 1
năm 2013, anh post lên Twitter một câu nói mà sau này đã trở thành một nguyên
lý mang tên anh: “Nguyên Lý Brandolini”.
.
Nội dung của nguyên lý đó như sau: “Sự bất cân xứng của bullshit: năng lượng cần
thiết để lật mặt các bullshit lớn gấp 10 lần so với năng lượng cần thiết để tạo
ra nó.” (bullshit : Chuyện phiếm, chuyện nhảm nhí, chuyện tào lao, vớ vẩn ...)
Đương nhiên, đây không phải là các định luật mang tính chính xác tuyệt đối kiểu
như các định luật Newton mà các bạn được học hồi cấp 2. Nó chỉ có tính tương đối
với mục đích nhấn mạnh sự bất cân xứng về công sức bỏ ra để tung tin giả với
công sức bỏ ra để giải độc các thông tin giả đó.
.
Harry Frankfurt, giáo sư triết ở đại học Princeton, đã định nghĩa từ bullshit
vào năm 1986 trong một bài luận có nhan đề “On Bullshit” của mình. Toàn bộ bài
luận dài 20 trang giấy chỉ nhằm để chỉ ra cái gì là bullshit và cái gì không phải
là bullshit.
.
Về cơ bản thì bullshit là những lời tuyên bố được nói ra khi người nói không
quan tâm gì đến độ xác thực của nó cả, trong đó bao gồm những lời nói phóng đại
hoặc những tin giả. Tuy nhiên sự khác biệt giữa một người bullshit
(bullshitter) với một người nói láo là bullshitter không biết hoặc không quan
tâm đến việc những gì họ nói ra có thật hay không còn một người nói láo thì biết
rằng những gì họ nói ra là không có thật nhưng vẫn cứ nói.
.
Trên một bài báo được đăng ở tạp chí Time vào năm 2016, giáo sư Frankfurt đã viết
rằng mục tiêu của một bullshitter “không phải là nói lên sự thật. Mục tiêu của
anh ta là uốn nắn niềm tin và thái độ của người nghe theo một hướng nào đó.”
.
Bài viết trên trang THEIFOD có đưa ra một ví dụ minh họa rất hay về nguyên lý
Brandolini như sau: “Người dân Canada rất thích hiện tượng trái đất nóng lên.
Lý do là vì khi hiện tượng này xảy ra nó sẽ khiến cho khí hậu băng giá của đất
nước họ trở nên ôn hòa hơn và từ đó giá trị vùng đất nơi họ ở tăng lên. Trong
khi đó những đất nước khác sẽ trở nên khó sống hơn và điều này càng làm cho lợi
thế về kinh tế nghiêng về phía họ hơn.”
.
Đây là một lời tuyên bố hoàn toàn bịa đặt và tác giả hoàn toàn không biết rằng
nó có thật hay không. Có thể là nó có thật nhưng tác giả hoàn toàn không biết về
tính xác thực của nó. Do đó, nó được gọi là bullshit.
Công sức bạn bỏ ra để sáng tác lời tuyên bố này rất đơn giản. Chỉ mất vài giây
mà thôi. Thế nhưng để phủ nhận nó thì đây là những việc bạn phải làm: tìm ra
cho được một nghiên cứu khảo sát về quan điểm của người Canada về hiện tượng
trái đất nóng lên, trong đó bao gồm việc họ có tin rằng nó đang xảy ra hay
không hay chỉ là do tin đồn, và nếu nó đang xảy ra thì họ có thích nó không.
.
Cho dù bạn có tìm ra được cái nghiên cứu đó thì bạn còn phải kiểm tra xem độ
tin cậy của nó đến đâu vì rất có thể những người Canada tham gia khảo sát tuy rằng
có thích global warming thật nhưng họ sẽ không thú nhận điều này trong bảng khảo
sát.
.
Tuy nhiên, có một điểm đặc biệt về bullshit như sau. Khi bạn đọc qua lời tuyên
bố nói trên, rất có thể bạn nghĩ thầm trong đầu: “Ờ ha, nó nghe có vẻ có lý
đó.” Sau đó, khi đi ăn uống hay café với bạn bè, bạn sẽ nói với họ rằng “Ê, tao
nghe nói dân Canada thích biến đổi khí hậu lắm đó.” Và đó là cách mà bullshit
lan tỏa trong xã hội. Bởi vì đặc điểm của nó là nghe có vẻ giống thật do nó được
tạo ra dựa vào một phần của sự thật.
.
Tuy nhiên, cái nghiên cứu để debunk (Bóc trần, vạch trần, lật tẩy) lời tuyên bố
nói trên (giả sử như bạn có tìm ra nó đi chăng nữa) thì lại không đủ hấp dẫn và
kịch tính bằng chính cái lời tuyên bố đó nên sẽ không được lan truyền với tốc độ
tương đương.
.
Về độ nguy hiểm thì bullshit còn nguy hiểm hơn cả những lời nói dối bởi vì theo
như giáo sư Frankfurt thì mục tiêu của bullshitter là “uốn nắn niềm tin và thái
độ của người nghe theo một hướng nào đó”. Thông thường thì bullshit sẽ đánh vào
cảm xúc của chúng ta hoặc khơi gợi những định kiến sẵn có trong đầu của chúng
ta. Và một khi chúng đã gắn chặt vào cảm xúc cũng như góp phần xác nhận lại những
định kiến này thì sẽ cực kỳ khó để loại bỏ nó.
.
Do đó, khi bạn gặp phải một bullshitter thì việc bạn cần phải làm là buộc
anh/cô ta chịu trách nhiệm chứng minh cho những tuyên bố của mình. Burden of
proof (nghĩa vụ chứng minh) của một lời tuyên bố phải nằm trên vai người đưa ra
lời tuyên bố đó chứ không phải nằm trên vai người nghe.
.
Biên dịch: BS. Minh Le
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét