Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

‘Nỗi sợ thành công’

 

Nỗi sợ thành công cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến chúng ta trượt dài trong thất bại?

Cấp trên của cô L. thông báo rằng công ty vừa trúng thầu một dự án xây dựng lớn mang tầm quốc gia, và ông ngỏ ý muốn cô L. đảm đương vị trí quản lý dự án. Tất cả những gì cô L. cần làm là trả lời chính thức cho sếp về việc chính thức tham gia dự án vào ngày thứ hai tới.

Là một nhân viên mẫn cán của công ty, từ lâu cô L. đã mong ước được trao một cơ hội như thế. đây còn có thể là bệ phóng sự nghiệp. Bản thân cô L. biết mình có đủ kinh nghiệm và năng lực dẫn dắt dự án này. Ấy vậy mà đến ngày thứ hai, cấp trên bất ngờ khi cô L. viện đủ lý do để không phải tham gia dự án, thậm chí cô còn đề xuất sếp giao dự án cho người khác quản lý.
Bản chất của nỗi sợ thành công

Nỗi sợ thành công được chẩn đoán và phát hiện lần đầu tiên bởi nhà tâm lý học Matina Horner vào những năm 1970. Những kết quả nghiên cứu của bà liên quan đến nỗi sợ thành công ở phụ nữ là nguồn cơn của nhiều cuộc tranh cãi về nữ quyền lúc bấy giờ. Từ đó đến nay, người ta đã và đang nghiên cứu nhiều hơn về nỗi sợ này, và cả giới khoa học lẫn tâm lý học ngày nay đều khẳng định rằng nỗi sợ thành công tồn tại như nhau ở cả nam và nữ.

Nỗi sợ thành công có nhiều điểm tương đồng với nỗi sợ thất bại. Chúng có nhiều triệu chứng tương tự nhau, và cả hai nỗi sợ đều kìm hãm chúng ta trên đường đời, khiến chúng ta trì hoãn hoặc mãi mãi không hiện thực hóa được những ước mơ và mục tiêu cuộc đời.

Thay vì vui mừng hay tự hào, bạn lại có cảm giác tội lỗi khi mình làm thành công một việc gì đó, hoặc khi mình vừa chiến thắng một cuộc thi hay thử thách. Vì bạn e ngại rằng khi mình đang đứng trên đỉnh vinh quang như thế, thì những bạn bè, người thân hay đồng nghiệp của bạn sẽ buồn hoặc khó chịu vì họ không được như thế.

Bạn thường xuyên thỏa hiệp, thậm chí hy sinh những ước muốn hoặc mục tiêu của bản thân để không phải bị người khác căm ghét hay tị nạnh, để giữ hòa khí trong nhóm làm việc hoặc trong gia đình.

Bạn cho rằng nếu mình có đạt được thành công đi chăng nữa, mình cũng sẽ không biết làm sao để duy trì thành công. Kết cuộc, sự tự ti đó khiến bạn thất bại thật, thậm chí càng lúc càng tụt hậu so với trước kia. Khi điều này xảy ra, bạn lại tự đắc rằng: “Thấy chưa, mình đã nghĩ đúng!”.

Vượt qua nỗi sợ thành công
Nỗi sợ thành công có thể được khắc phục và vượt qua bằng nhiều chiến lược đa dạng. Miễn là bạn dũng cảm thừa nhận và đối mặt với nỗi sợ của mình, phân tích và thấu hiểu nó, bạn sẽ biết cách làm cho nó suy yếu, từ đó giành lại được dũng khí để hành động và có được cuộc sống như mơ ước.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét