Những lợi ích tuyệt vời cho cuộc sống từ nụ cười
Hãy cùng làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn bằng một việc làm thật đơn giản - cười!
Nụ cười có nhiều ý nghĩa hơn là chỉ thể hiện sự vui vẻ. Nghiên cứu tâm lí học tiết lộ 10 cách sử dụng chúng để mang lại lợi ích cho bạn. Mọi người bao giờ cũng cười, đặc biệt khi họ ở trong các nhóm, nhưng nó không chỉ báo hiệu là họ đang hạnh phúc mà còn hơn thế nữa. Chúng ta sử dụng nụ cười cho những mục đích xã hội cụ thể vì chúng có thể gửi đi tất cả các loại dấu hiệu có thể có lợi cho chúng ta.
Những nền văn hoá khác nhau và sự khác biệt giới tính lý giải tại sao chúng ta cười và cười như thế nào. Nhìn chung, phụ nữ cười nhiều hơn đàn ông, cho dù điều này cũng phụ thuộc vào tình huống. Trong các nền văn hoá, người Nga cười ít nhất và người Mĩ cười nhiều nhất. Nụ cười của người Mĩ có xu hướng ‘giả tạo’ hơn, bao gồm chủ yếu là cười miệng hơn là cả miệng và mắt.
1. Làm người khác tin bạn
Trong một thế giới nơi mà tất cả mọi người đang đi tìm cái gì đó cho mình, chúng ta nên tin tưởng ai? Một dấu hiệu cho thấy chúng ta đáng tin đó là một nụ cười. Nụ cười chân thành gửi đi một thông điệp rằng người khác có thể tin tưởng và hợp tác với chúng ta. Những người cười được đánh giá cao hơn về sự hào phóng và hướng ngoại và khi mọi người chia sẻ với nhau, họ có xu hướng bộc lộ những nụ cười chân thành
Các nhà kinh tế thậm chí còn xem những nụ cười có một giá trị. Trong một nghiên cứu của Scharlemann et al. (2001) những người tham gia có nhiều khả năng sẽ tin tưởng người khác nếu người đó đang cười. Nghiên cứu này phát hiện thấy một nụ cười làm tăng sự sẵn sàng tin tưởng của mọi người lên khoảng 10%.
2. Nụ cười để nhận được sự khoan dung
Khi mọi người làm những việc xấu, họ thường cười khi họ bị bắt. Liệu điều này có lợi cho họ?
Theo một nghiên cứu của La France và Hecht (1995), nó có thể. Chúng ta đối xử với những người đã vi phạm quy tắc với nhiều sự khoan dung hơn nếu họ mỉm cười sau đó. Không quan trọng đó là một nụ cười giả dối, một nụ cười đau khổ hay một nụ cười thật, tất cả những nụ cười đều có hiệu quả, làm cho chúng ta muốn cho kẻ có tội một cơ hội. Điều này dường như có hiệu quả vì chúng ta phát hiện thấy những người mỉm cười sau khi vi phạm quy tắc là đáng tin hơn những người không cười.
3. Sửa chữa những sai lầm trong quan hệ xã hội
Bạn quên mua tặng bạn tình một món quà kỷ niệm? Quên mất tên của một khách hàng quan trọng? Nếu bạn bị trượt vỏ chuối, sau đó cảm thấy ngượng, bối rối? (Keltner & Buswell, 1997): Nụ cười ngượng ngừng chúng ta thể hiện bao gồm việc nhìn xuống và đôi lúc chúng ta nở một nụ cười hơi ngớ ngẩn. Nụ cười này được tạo ra để gợi ra sự thông cảm từ người khác, để họ ít nghĩ đến lỗi lầm và tha thứ cho chúng ta nhanh hơn.
4. Bởi vì nếu không tôi sẽ cảm thấy tồi tệ
Đôi lúc chúng ta mỉm cười vì lịch sự và do đó chúng ta có thể tránh cảm giác tồi tệ sau đó. Như khi ai đó hăng hái kể họ đã tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ với một phiếu giảm giá họ tìm thấy sau lưng ghế sofa. Điều đó không có gì buồn cười nhưng dù sao bạn cũng phải cười vì lịch sự.
Trong một nghiên cứu, mọi người được yêu cầu giữ bộ mặt lạnh lùng sau khi nghe những tin tốt lành từ ai đó (LaFrance, 1997), họ cảm thấy tồi tệ sau đó và nghĩ rằng người khác sẽ nghĩ xấu về họ. Vì vậy chúng ta gật đầu và mỉm cười lịch sự vì nếu không chúng ta sẽ ân hận sau này. Phụ nữ có vẻ như cảm thấy sức ép phải cười trước những tin tốt lành của người khác hơn đàn ông.
5. Cười để tắt đi nỗi đau
Cười là một cách để giảm bớt sự khó khăn gây ra bởi một tình huống khó chịu. Các nhà tâm lý gọi đây là giả thuyết phản hồi khuôn mặt. Ngay cả ép buộc một nụ cười khi chúng ta không cảm thấy thích cười đã đủ để (hơi) nâng cao tinh thần của chúng ta.
Cảnh báo: cười trước những việc gây khó chịu có thể có hiệu quả nhưng việc đó không tốt trong mắt người khác. Khi Ansfield (2007) yêu cầu những người tham gia xem những video gây khó chịu, những người bật cười cảm thấy tốt hơn sau đó hơn những người không cười. Nhưng những người cười trước những hình ảnh gây khó chịu bị đánh giá là ít đáng yêu hơn từ những người khác.
6. Cười để có hiểu biết sâu sắc
Khi chúng ta lo lắng, sự chú ý của chúng ta có xu hướng thu hẹp. Chúng ta dừng chú ý điều gì đang xảy ra xung quanh và chỉ nhìn thấy những gì ngay trước mặt mình. Khi lo lắng hoặc căng thẳng, chúng ta ít có khả năng chú ý những ý tưởng nằm ngoài ý thức mình. Nhưng để có sự hiểu biết sâu sắc (insight) trong một vấn đề, đó thường chính xác là những ý tưởng ngoại vi chúng ta cần.
Nụ cười làm chúng ta cảm thấy tốt và nó cũng làm tăng tính linh hoạt của sự chú ý và khả năng suy nghĩ tổng thể của chúng ta. Khi quan điểm này được kiểm tra bởi Johnson et al. (2010), các kết quả cho thấy những người tham gia mỉm cười đã thực hiện tốt hơn trong những nhiệm vụ về chú ý đòi hỏi nhìn thấy toàn bộ khu rừng hơn là chỉ những cái cây.
7. Cười để có sự hấp dẫn
Nụ cười của phụ nữ có một ảnh hưởng mầu nhiệm lên đàn ông, hơn cả sự tiếp xúc mắt. Một nghiên cứu đã kiểm tra cách thức đàn ông tiếp cận phụ nữ trong quán bar (Walsh & Hewitt, 1985). Khi một phụ nữ chỉ thiết lập tiếp xúc mắt với một người đàn ông, cô ấy được lại gần được 20% thời gian. Khi cùng người phụ nữ đó nở một nụ cười, cô ấy được lại gần 60% thời gian.
Khi đàn ông cười với phụ nữ thì hiệu quả ít mầu nhiệm hơn. Trong khi nụ cười làm tăng sự quyến rũ của phụ nữ đối với đàn ông thì nó không có nhiều hiệu quả theo cách ngược lại. Quả thật có một số bằng chứng cho thấy đàn ông trông quyến rũ hơn đối với phụ nữ khi thể hiện sự kiêu hãnh hoặc thậm chí là sự xấu hổ, hơn là khi họ trông hạnh phúc (Tracy & Beall, 2011). Ít cười làm đàn ông trông nam tính hơn.
Che giấu những gì bạn thực sự nghĩ
Các nhà tâm lý từng nghĩ rằng một nụ cười chân thực không bao giờ nói dối. Những nụ cười giả tạo chỉ bao gồm phần miệng, trong khi những nụ cười thật sự – được các nhà tâm lý gọi là nụ cười Duchenne thì đi đến mắt. Nghiên cứu gần đây cho thấy 80% số người có thể giả kiểu nhăn mắt trong một nụ cười Duchenne.
Vì vậy nụ cười có thể được dùng để che giấu những gì chúng ta thực sự nghĩ, nhưng nó vẫn không dễ dàng để giả một nụ cười chân thật vì nó phải được tính thời gian chính xác. Chìa khoá của một nụ cười chân thật là nó có một sự khởi đầu chậm, tức là nó tốn khoảng nửa giây để lây lan ra toàn khuôn mặt. Một nghiên cứu đã tìm thấy so với một nụ cười bắt đầu nhanh (khoảng 1/10 giây để lan ra toàn khuôn mặt), một nụ cười bắt đầu chậm được đánh giá là đáng tin hơn, và thậm chí có tính tán tỉnh hơn.
9. Cười để kiếm tiền
Tidd và Lockard (1978) phát hiện thấy những nữ phục vụ bàn mỉm cười nhận được nhiều tiền tip hơn (không có nghiên cứu nào về nam phục vụ).
Nhìn chung, những người trong các ngành công nghiệp dịch vụ như tiếp viên hàng không hoặc trong ngành giải trí, bệnh viện được trả tiền hậu hĩnh để cười với khách hàng. Nhưng hãy coi chừng cái mà các nhà tâm lý gọi là "lao động cảm xúc" - một sự không phù hợp liên tục giữa cảm xúc và bộc lộ cảm xúc - có thể gây nên sự mệt mỏi, có thể dẫn đến sự kiệt sức trong công việc. Một nụ cười có thể kiếm ra tiền, nhưng nó cũng có thể làm bạn kiệt sức.
10. Mỉm cười và (một nửa) thế giới cười với bạn
Một trong những niềm vui đơn giản của cuộc sống mà hầu hết mọi người không để ý vì nó mang tính tự động, là khi bạn cười với ai đó và họ cười lại. Bạn sẽ để ý thấy không phải tất cả mọi người đều cười lại. Hinsz và Tomhave (1991) muốn xem tỷ lệ bao nhiêu người sẽ đáp ứng lại một nụ cười hướng đến họ bằng một nụ cười của họ. Kết quả cho thấy khoảng 50% số nguòi đáp trả.
Cười để sống lâu hơn. Nếu không có nghiên cứu nào trong số trên có thể làm bạn cười thì hãy xem xét điều này: những người cười nhiều có thể sống lâu hơn. Một nghiên cứu về những bức hình các cầu thủ bóng chày năm 1952 cho thấy những người cười sống lâu hơn những người bạn không cười là 7 năm (Abel & Kruger, 2010).
Ngồn: www.yan.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét