Thứ Hai, 28 tháng 9, 2020

Ăn thịt gây nên các độc tố làm hư hoại cơ thể

 

Chế độ ăn uống theo trào lưu tiến hoá của xã hội văn minh và nhân đạo  

 

Bác sĩ Alexis Carrel (giải Nobel 1912) làm thí nghiệm nuôi một mảnh tim gà trong dung dịch có đặc tính làm tiêu chất cặn bã và thêm chất bổ dưỡng vào với kết quả đã nuôi sống quả tim gà này suốt 34 năm (1913-1947) cho đến khi bác sĩ Carrel mất thì cuộc thí nghiệm chấm dứt.

 

Nhưng bác sĩ Carrel đã chứng minh rằng tuổi thọ của con người phần lớn tuỳ thuộc vào sự bài tiết các độc tố và sự hấp thụ chất bổ dưỡng của các tế bào. Thế nghĩa là nếu chúng ta có thể thường bài tiết các chất độc khỏi tế bào của cơ thể và nuôi dưỡng các tế bào đó một cách hợp lý, chúng ta có thể kéo dài đời sống của các tế bào đó một cách phi thường. Cũng theo sự chứng nghiệm này, nếu những chất nước nuôi sống tế bào bị các chất cặn bã đầu độc, đời sống của tế bào sẽ bị thu ngắn.

Nhiều người nghĩ rằng nếu bạn sắp làm công việc nặng nhọc hay cần sức bền bĩ, bạn cần ăn một miếng thịt bò thật to. Nhưng sự thật trái hẳn như thế. Để chứng minh điều này, tôi xin dẫn ba thí dụ sau:

1. Ông Irving Fisher, một giáo sư danh tiếng của đại học Yale ở Mỹ, chứng minh rằng những người lính mới tuyển mộ không ăn thịt, khi đua tài với những lực sĩ nổi tiếng nhất của thành phố Yale, những người lính mới mộ này có sức bền bĩ gấp đôi các lực sĩ ăn thịt.

2. Nhà vô địch bơi lội John Weissmuller đã từng đoạt 56 giải vô địch bơi lội quốc tế nhưng bốn năm về sau không còn đoạt thành tích nào cả vì ông đã già. Thế nhưng sau nhiều tuần lễ ăn chay, ông chiếm được 6 giải thưởng bơi lội quốc tế.

3. Ông Murray Rose, một nhà bơi lội người Úc nổi danh vì là lực sĩ ăn trường chay đã chiếm nhiều giải thưởng trong các kỳ Thế Vận Hội. Ông Rose ăn chay từ lúc mới hai tuổi. Tài lội nhanh và sức bơi rút khi gần đến đích của ông chứng tỏ rằng lối ăn kiêng không có thịt có thể tăng sức bền bĩ cho người lực sĩ.

Tại sao có được những kết quả này? Vì thịt chứa nhiều chất độc mà chỉ con vật còn sống mới có thể bài tiết ra được. Trong khi đó, người ăn thịt tích tụ những chất độc của thịt vào cơ thể họ. Khi các chất độc thấm vào các tế bào của thân thể, chúng làm cho con người trở nên mệt nhọc và già yếu.

Trong số các chất độc do ăn thịt gây ra có chất uri và acid uric. Thí nghiệm tại đại học Ann Arbor, tiểu bang Michigan, Hoa kỳ cho thấy khi thịt chiếm 25% thức ăn của chuột, các con chuột này to lớn và hoạt động mạnh hơn các con chuột được nuôi theo lối thường. Nhưng ít tháng sau, thận của các con chuột ăn thịt bị hư hoại.

Một sự nguy hiểm khác cho người ăn thịt là súc vật thường mang những bệnh mà người cũng thường mắc phải, thí dụ như bệnh hoại bạch huyết cầu, các loại ung thư, bệnh dịch của loài gà, các loại sán lãi, bạch thốn trùng ở các loài thỏ.

Người nào muốn bỏ ăn thịt sẽ thấy đây không phải là một vấn đề khó khăn như người ta vẫn tưởng lúc ban đầu.

Với những người vẫn còn ưa thích mùi thịt, có những món ăn tuy làm bằng ngũ cốc và hạt bồ đào (pecan) nhưng rất thơm ngon. Một lối ăn gồm các thứ hạt, củ, quả, trái cây, rau cải, các loại đậu và pecan, walnut cũng rất đầy đủ chất dinh dưỡng và có thể thay thế thịt.

Tôi hoàn toàn đồng ý với bác sĩ E. V. McCollum, người nổi danh về môn dinh dưỡng, rằng "Ai theo lối ăn không có thịt, người đó sẽ được tăng thêm sức khỏe.
"

(Tóm lược từ bài viết của bác sĩ Owens S. Parret trong tạp chí "Life and Health")

Ngoài ra, cùng một đề tài này, theo “The Food Guide” mới nhất (January, 2019) của cơ quan Health Canada, một bữa ăn bổ dưỡng cho sức khỏe nên gồm các phần sau đây:
- 50% các loại rau và trái cây đủ màu, nên chọn rau quả tươi thay vì đồ đông lạnh hay đồ hộp.
- 25% chất đạm (protein) từ ngũ cốc: các loại đậu (bean/lentil) và hạt trái cây (nut). Càng giảm bớt thịt động vật càng tốt.
- 25% chất tinh bột (starch/carbohydrate) từ gạo và các loại lúa mì, lúa mạch, quinoa, v.v... chưa được biến chế (whole grain).
Food Guide này cũng khuyên hằng ngày nên uống nhiều nước lã; tránh nước ngọt vì có nhiều đường (soft drink/fruit juice), tránh rượu bia. Và nên tự nấu ăn tại nhà thay vì đi ăn tiệm hay ăn “fast food” vì có sự lựa chọn và kiểm soát được phẩm chất (lượng muối, đường và các chất bảo quản/preservatives) trong những thức ăn của mình và gia đình mình.

Điều quan trọng khiến người ta chú ý là đây là lần đầu tiên cơ quan Health Canada thay đổi hoàn toàn “Food Guide” này kể từ khi xuất bản đầu tiên năm 1977. Điều này cho thấy có một sự chuyển hướng mới trong chế độ ăn uống để phù hợp với trào lưu tiến hoá của xã hội văn minh và nhân đạo: giảm thiểu sự sát hại động vật và tăng gia việc gìn giữ môi trường sống trên toàn thế giới.

Ngoài ra, cùng một đề tài này, theo “The Food Guide” mới nhất (January, 2019) của cơ quan Health Canada, một bữa ăn bổ dưỡng cho sức khỏe nên gồm các phần sau đây:


- 50% các loại rau và trái cây đủ màu, nên chọn rau quả tươi thay vì đồ đông lạnh hay đồ hộp.
- 25% chất đạm (protein) từ ngũ cốc: các loại đậu (bean/lentil) và hạt trái cây (nut). Càng giảm bớt thịt động vật càng tốt.
- 25% chất tinh bột (starch/carbohydrate) từ gạo và các loại lúa mì, lúa mạch, quinoa, v.v... chưa được biến chế (whole grain).
Food Guide này cũng khuyên hằng ngày nên uống nhiều nước lã; tránh nước ngọt vì có nhiều đường (soft drink/fruit juice), tránh rượu bia. Và nên tự nấu ăn tại nhà thay vì đi ăn tiệm hay ăn “fast food” vì có sự lựa chọn và kiểm soát được phẩm chất (lượng muối, đường và các chất bảo quản/preservatives) trong những thức ăn của mình và gia đình mình.

Điều quan trọng khiến người ta chú ý là đây là lần đầu tiên cơ quan Health Canada thay đổi hoàn toàn “Food Guide” này kể từ khi xuất bản đầu tiên năm 1977. Điều này cho thấy có một sự chuyển hướng mới trong chế độ ăn uống để phù hợp với trào lưu tiến hoá của xã hội văn minh và nhân đạo: giảm thiểu sự sát hại động vật và tăng gia việc gìn giữ môi trường sống trên toàn thế giới.

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét