Thứ Tư, 23 tháng 9, 2020

Lời nói dối là dấu hiệu phát triển nhận thức của trẻ

 

LỜI NÓI DỐI LÀ DẤU HIỆU PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA TRẺ

Các xu hướng nuôi dạy con cái thường hay “cuốn theo chiều gió”, tuy nhiên đa phần người trưởng thành sẽ đồng ý rằng trẻ mẫu giáo đang tập nói không nên nói dối. Tuy nhiên hoá ra học nói dối nhìn chung lại là một phần quan trọng trong học tập – và là điều cần tách bạch khỏi những khái niệm đạo đức về vấn đề này.

Khả năng “bẻ cong sự thật” là một cột mốc phát triển quan trọng, tương tự tập đi hay tập nói. Một nghiên cứu do Kang Lee, Giáo sư Tâm lý tại ĐH Toronto, đứng đầu cho thấy nói dối thường xuất hiện sớm nơi các trẻ “lớn trước tuổi”. Vào khoảng 2 tuổi, 30% trẻ bắt đầu thử nói dối cha mẹ. Vào năm lên 3, 50% trẻ thường xuyên nói sai sự thật. Nói dối vặt rất phổ biến trong số 80% các trẻ 4 tuổi và trở thành “bình thường” nơi trẻ 5 – 7 tuổi.

Nói cách khác, Theo TS. Lee, nói dối chẳng có gì là khác thường nơi trẻ nhỏ. Bất ngờ hơn nữa, các trẻ “vẽ chuyện” lại có các ưu thế về nhận thức so với các trẻ “thành thật”. “Nói dối cần có hai thành phần. Trẻ cần có khả năng hiểu người khác nghĩ gì – để nắm được họ biết và không biết điều gì. Chúng tôi gọi đây là khả năng ‘xây dựng học thuyết về tâm trí’. Các trẻ có khả năng này thường sẽ nói dối giỏi hơn.”

Yêu cầu thứ hai, theo TS Lee, là khả năng điều hành – năng lực xây dựng trước kế hoạch và kiểm soát các hành động không mong muốn. “Nhóm 30% trẻ dưới 3 tuổi ‘biết’ nói dối có khả năng điều hành tốt hơn,” “cụ thể là khả năng ức chế sự thôi thúc nói ra sự thật và chuyển sang nói dối.”

Ông còn nhận xét thêm, khả năng tư duy tinh tế đó là dấu hiệu cho thấy các trẻ biết nói dối sẽ thành công hơn trong học tập và trong việc “xử trí” khi chơi với các trẻ khác.

Dù mấy chục năm nay TS Lee đã biết rằng các trẻ giỏi trong việc “xây dựng học thuyết tâm trí” cũng sẽ nói dối tốt hơn, tuy nhiên ông không biết cái nào có trước cái nào. Vậy liệu nói dối có giúp trẻ đoán được người khác nghĩ gì tốt hơn không? Vì dù gì thì không nói thật cũng giúp trẻ “thu hoạch” được những phản hồi từ người lớn và những phản hồi đó sẽ tiết lộ đôi điều về tâm trí của họ. Hay nếu chúng ta dạy ai đó cách hình dung ra suy nghĩ của ngươi khác,  họ sẽ trở nên những người dựng chuyện hoàn hảo hơn? TS Lê đã kiểm tra nhưng phát biểu trên trong một thực nghiệm được xuất bản trên tạp chí Psychological Science tháng /2016.

Luyện tập khả năng “xây dựng học thuyết về tâm trí” đã trở thành một công cụ khá thông dụng trong làm việc với trẻ có rối loạn phổ tự kỷ và với các trẻ có những vấn đề hành vi khác. Việc luyện tập sẽ đưa trẻ đi qua các tình huống khác nhau, qua đó giúp trẻ khám phá ra rằng người xung quanh có thể có những hiểu biết và niềm tin khác biệt với chính trẻ. Trong thực nghiệm của TS Lee, các trẻ được cho đọc những câu chuyện có nhiều chi tiết về trạng thái tinh thần của người khác. “Chúng tôi tự hỏi, các tác dụng phụ ở đây là gì? Liệu chúng ta có thể làm tăng lời nói dối thông qua luyện tập xây dựng học thuyết về tâm trí hay không?” TS Lee cho biết.

Sau khi đã kiểm tra trí thông minh, khả năng nói dối và chức năng điều hành của trẻ, ông cùng nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Canada, Mỹ và Trung Quốc đã chia 58 trẻ mẫu giáo trong một thành phố tại Trung Quốc thành hai nhóm. Một nhóm sẽ trải qua 6 buổi luyện tập xây dựng học thuyết về tâm trí, nhóm còn lại sẽ trải qua số buổi học tương đương nhưng lại về các kỹ năng giải quyết vấn đề về số và không gian.

Sau sáu buổi trong suốt 8 tuần, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng các trẻ trong nhóm xây dựng học thuyết về tâm trí không chỉ nói dối giỏi hơn trước mà còn giỏi hơn một cách có ý nghĩa so với các trẻ trong nhóm còn lại – nhóm kiểm soát. Tác động trên kéo dài trong một tháng, TS Lee dự tính sẽ tiếp tục theo dõi để tìm hiểu những kết quả này liệu có kéo dài hay không.

“Như vậy, lần đầu tiên trẻ nói dối không phải là một dấu hiệu đáng báo động nhưng lại là một dịp đáng để vui mừng. Đó là thời điểm chúng ta có thể chỉ dạy trẻ”, ông chia sẻ “là thời điểm để bàn luận liệu nói dối là gì, sự thật là gì và ảnh hưởng của nó lên người khác ra sao.”

SUSAN PINKER

------

Trong quá trình phát triển cá nhân, trẻ thường học sử dụng nhiều sắc thái giao tiếp như nịnh bợ là cách để nhạo báng người khác, chỉ đạo các cuộc nói chuyện hướng tới những chủ đề dễ chịu hay chọn lọc thông tin để nói chuyện tạo ấn tượng. Nếu chúng nắm vững được những kĩ năng này, chúng sẽ biết định hình những tình huống xã hội để không mang lại những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và cho những người xung quanh.”

Link gốc: http://www.wsj.com/articles/childrens-lies-are-a-sign-of-cognitive-progress-1452704960


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét