Người Do Thái giáo dục con trẻ về tiền bạc. vô cùng độc
đáo, được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Theo tạp chí Forbes, 11,6 tỷ phú trên thế giới đến từ dân
tộc Do Thái và tổng số tài sản của họ là 812 tỷ USD.
Không phải tự nhiên mà người Do Thái lại xuất chúng đến
vậy. Tất cả là bởi họ rất chú trọng vào việc giáo dục con trẻ, đặc biệt là về
tiền bạc.
So với các dân tộc khác trên thế giới, họ có những nguyên
tắc dạy con vô cùng độc đáo, được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Dạy
con về tiền bạc từ nhỏ
Trong
hầu hết các nền văn hóa, các bậc cha mẹ đều tránh né nói với con về tiền bạc.
Đây trở thành một vấn đề tế nhị, được giữ kín trong gia đình.
Tuy nhiên người Do Thái lại không như vậy. Họ dạy con về
tiền bạc từ rất sớm, khi mới 2 - 3 tuổi.
Cha mẹ Do Thái sẽ giảng giải cho con hiểu về giá trị và
công dụng của đồng tiền bằng những trò chơi đơn giản như cùng con đoán giá trị
tiền tệ.
Điều
này giúp trẻ nâng cao nhận biết về đồng tiền. Đến khi trẻ lớn hơn, cha mẹ sẽ
nói thêm về nguồn gốc của tiền: Tất cả là từ sức lao động mà ra. Từ đó, trẻ
hiểu được giá trị của đồng tiền và biết trân trọng sức lao động.
Đến tuổi lên 10, đa số trẻ em Do Thái đã hiểu ý nghĩa của
việc dành dụm tiền. Cha mẹ lúc đó sẽ khuyến khích trẻ để dành một phần thu nhập
để mua những món đồ ưa thích.
Khi trẻ dành dùm được số tiền nhất định, cha mẹ tiếp tục
định hướng cho trẻ dùng số tiền ấy để đầu tư sinh lời và giới thiệu những cách
đầu tư an toàn cho trẻ.
Ngoài ra, bố mẹ Do Thái còn cho phép con trẻ cùng làm kế
hoạch chi tiêu tài chính, liệt kê tất cả những chi phí trong gia đình.
Sau
đó, cha mẹ sẽ kiểm tra và chỉ cho con biết những điểm nào trong kế hoạch chưa
hợp lý và cách chi tiêu phù hợp.
5 lọ
tiền bạc - Mẹo dạy con cực khôn ngoan
Để con biết sử dụng tiền bạc một cách khôn ngoan, cha mẹ sẽ
cho con cái 5 chiếc lọ. Trên mỗi lọ được dán nhãn cụ thể như sau: 10% đóng góp
xã hội, 20% đầu tư, 10% làm từ thiện, 10% tiết kiệm, và 50% dùng để chi tiêu.
Mỗi
ngày, trẻ được bố mẹ cho 10 Shekel (tiền Israel) và sẽ bỏ vào mỗi lọ đóng góp
xã hội, tiết kiệm, từ thiện 1 đồng, 2 đồng cho lọ đầu tư và 5 đồng cho chi
tiêu.
Sau đó, lọ từ thiện sẽ được mở vào cuối tuần để giúp đỡ
người khác. Lọ đóng góp xã hội sẽ được mở vào cuối tháng.
Lọ tiết kiệm chỉ được mở vào những dịp đặc biệt như khi gia
đình xảy ra chuyện, có người đau ốm. Còn lọ đầu tư chỉ được mở khi đó đã đầy
tiền.
Về
phần lọ dùng để chi tiêu, trẻ sẽ tự phải tính toán xem sẽ dùng như thế nào. Nếu
tiêu hoang phí, trẻ sẽ không còn tiền để sử dụng.
Với 5 chiếc lọ, cha mẹ Do Thái đã dạy cho con cái một bài
học đắt giá về việc phân bổ, lên kế hoạch và sử dụng tiền hợp lý.
Ngay
cả khi con tiêu hoang phí lọ dùng để chi tiêu thì cha mẹ cũng không can thiệp
hay quát mắng. Bởi trẻ tự chịu trách nhiệm và rút ra bài học sau những sai lầm
chi tiêu của mình.
Theo nhịp sống việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét