Lưu Đình Thức vẫn giữ trọn hôn ước, cưới cô gái mù làm vợ. Người hiện đại ngày
nay khi nghe câu chuyện này, thường cho rằng ông thật ngốc. Tuy nhiên, ai mới
thực sự là ngốc đây?
Vào thời Bắc Tống có một vị nho sinh, tên gọi là Lưu Đình Thức, tự là Đức Chi,
là người Tề Châu (nay thuộc Sơn Đông). Lưu Đình Thức xuất thân từ một gia đình
nông dân, bên cạnh nhà là một gia đình bần hàn, trong nhà có một cô con gái có
đính ước với ông, hôn ước đã định rất nhiều năm.
Về sau, Lưu Đình Thức đỗ tiến sỹ, làm quan, có danh có tiếng và tiền đồ sáng lạn. Thế nhưng người con gái ấy lại mắc bệnh nặng một thời gian dài và bị mù cả hai mắt. Gia đình cô gái là người làm nông, gia cảnh bần hàn, vì thế cũng không dám nhắc lại chuyện hôn nhân với nhà họ Lưu nữa.
Trong số các vị bằng hữu, có người khuyên Lưu Đình Thức: “Người con gái kia đã bị mù cả 2 mắt, ông nên vì tiền đồ của bản thân và tương lai của gia đình mà chọn người khác để kết hôn”.
Nhưng Lưu Đình Thức trả lời rằng: “Ta năm đó cùng cô ấy đính ước, đã hứa trao tấm lòng mình cho cô ấy rồi. Giờ đây nàng mắt đã bị mù, nhưng cái tâm của nàng vẫn còn nguyên tốt đẹp. Ta nếu làm trái tâm nguyện xưa, thì tâm ta đã điên đảo trở nên xấu xa rồi. Mỗi người sớm muộn đều sẽ về già, lúc vợ đã già nhan sắc héo tàn chúng ta cũng không thể thay thế một cô gái trẻ đẹp đúng chăng? Con người phải giữ được lòng thành tín, bản thân không thể thay lòng”.
Bởi vậy hai người họ kết hôn. Sau khi thành hôn, Lưu Đình Thức hết lòng chăm lo cho người vợ mù, hai vợ chồng chung sống hòa thuận qua ngày, rất mực thương yêu nhau, trước sau nuôi dạy được mấy đứa con.
Lúc ấy Tô Đông Pha đang là quan Thứ sử ở đó. Tô Đông Pha rất ngưỡng mộ và kính trọng nhân phẩm của ông. Tô Đông Pha biết chuyện ấy, đối với việc làm của Lưu Đình Thức rất cảm động nói: “Lưu Đình Thức thật sự là một người có tình cảm đằm thắm cao thượng!”.
Có thể người thời hiện đại ngày nay sẽ cảm thấy Lưu Đình Thức thật là ngốc, không hiểu vì sao ông ấy lại lựa chọn như vậy? Kỳ thực, nhận thức về hôn nhân của người xưa so với người hiện đại là không giống nhau.
Nho gia cho rằng đạo lý vợ chồng là khởi đầu của đối nhân xử thế, đạo lý vợ chồng càng có thể nói là gốc rễ của nhân luân. “Quân tử chi đạo, tạo đoan hồ phu phụ” – Đạo người quân tử khởi đầu từ vợ chồng. Người xưa cho rằng, hôn nhân gia đình là nền tảng của quốc gia. Nền tảng này vững chắc thì quốc gia và xã hội mới có thể ổn định, phồn vinh, hưng thịnh.
Tình trạng hôn nhân tùy tiện của người hiện đại ngày nay so với văn hóa truyền thống là khác biệt vô cùng. Văn hóa truyền thống cho rằng, hôn nhân không chỉ là tình cảm trong cuộc sống, mà còn là một loại trách nhiệm và sự tin cậy, ân nghĩa và đạo nghĩa hơn cả tình yêu.
Trong Kinh Thi có một câu thơ nổi tiếng rằng: “Chấp tử chi thủ, dữ tử giai lão”. Ý muốn nói rằng: Ta nắm tay nàng, Hẹn ước sẽ sống chung với nhau đến tuổi già. Hiện nay có không ít người trẻ tuổi rất thích trích dẫn lời thơ này, đặc biệt trong ngày hôn lễ còn có ước nguyện tốt đẹp như vậy.
Kỳ thực, câu thơ trước đó là “Tử sinh khiết thoát, dữ tử thành thuyết”. Ý rằng, chết sống hay xa cách, đã cùng nàng thành lời thề ước. Như vậy, hôn ước là có sức nặng lớn nhường nào! Đó là cả đời phó thác, cả đời hứa hẹn, cả đời trách nhiệm. Cho nên người xưa coi hôn nhân như đại sự chung thân, cần lạy trời đất, cần thiên địa làm chứng cho lời hứa của mình.
Về sau, Lưu Đình Thức đỗ tiến sỹ, làm quan, có danh có tiếng và tiền đồ sáng lạn. Thế nhưng người con gái ấy lại mắc bệnh nặng một thời gian dài và bị mù cả hai mắt. Gia đình cô gái là người làm nông, gia cảnh bần hàn, vì thế cũng không dám nhắc lại chuyện hôn nhân với nhà họ Lưu nữa.
Trong số các vị bằng hữu, có người khuyên Lưu Đình Thức: “Người con gái kia đã bị mù cả 2 mắt, ông nên vì tiền đồ của bản thân và tương lai của gia đình mà chọn người khác để kết hôn”.
Nhưng Lưu Đình Thức trả lời rằng: “Ta năm đó cùng cô ấy đính ước, đã hứa trao tấm lòng mình cho cô ấy rồi. Giờ đây nàng mắt đã bị mù, nhưng cái tâm của nàng vẫn còn nguyên tốt đẹp. Ta nếu làm trái tâm nguyện xưa, thì tâm ta đã điên đảo trở nên xấu xa rồi. Mỗi người sớm muộn đều sẽ về già, lúc vợ đã già nhan sắc héo tàn chúng ta cũng không thể thay thế một cô gái trẻ đẹp đúng chăng? Con người phải giữ được lòng thành tín, bản thân không thể thay lòng”.
Bởi vậy hai người họ kết hôn. Sau khi thành hôn, Lưu Đình Thức hết lòng chăm lo cho người vợ mù, hai vợ chồng chung sống hòa thuận qua ngày, rất mực thương yêu nhau, trước sau nuôi dạy được mấy đứa con.
Lúc ấy Tô Đông Pha đang là quan Thứ sử ở đó. Tô Đông Pha rất ngưỡng mộ và kính trọng nhân phẩm của ông. Tô Đông Pha biết chuyện ấy, đối với việc làm của Lưu Đình Thức rất cảm động nói: “Lưu Đình Thức thật sự là một người có tình cảm đằm thắm cao thượng!”.
Có thể người thời hiện đại ngày nay sẽ cảm thấy Lưu Đình Thức thật là ngốc, không hiểu vì sao ông ấy lại lựa chọn như vậy? Kỳ thực, nhận thức về hôn nhân của người xưa so với người hiện đại là không giống nhau.
Nho gia cho rằng đạo lý vợ chồng là khởi đầu của đối nhân xử thế, đạo lý vợ chồng càng có thể nói là gốc rễ của nhân luân. “Quân tử chi đạo, tạo đoan hồ phu phụ” – Đạo người quân tử khởi đầu từ vợ chồng. Người xưa cho rằng, hôn nhân gia đình là nền tảng của quốc gia. Nền tảng này vững chắc thì quốc gia và xã hội mới có thể ổn định, phồn vinh, hưng thịnh.
Tình trạng hôn nhân tùy tiện của người hiện đại ngày nay so với văn hóa truyền thống là khác biệt vô cùng. Văn hóa truyền thống cho rằng, hôn nhân không chỉ là tình cảm trong cuộc sống, mà còn là một loại trách nhiệm và sự tin cậy, ân nghĩa và đạo nghĩa hơn cả tình yêu.
Trong Kinh Thi có một câu thơ nổi tiếng rằng: “Chấp tử chi thủ, dữ tử giai lão”. Ý muốn nói rằng: Ta nắm tay nàng, Hẹn ước sẽ sống chung với nhau đến tuổi già. Hiện nay có không ít người trẻ tuổi rất thích trích dẫn lời thơ này, đặc biệt trong ngày hôn lễ còn có ước nguyện tốt đẹp như vậy.
Kỳ thực, câu thơ trước đó là “Tử sinh khiết thoát, dữ tử thành thuyết”. Ý rằng, chết sống hay xa cách, đã cùng nàng thành lời thề ước. Như vậy, hôn ước là có sức nặng lớn nhường nào! Đó là cả đời phó thác, cả đời hứa hẹn, cả đời trách nhiệm. Cho nên người xưa coi hôn nhân như đại sự chung thân, cần lạy trời đất, cần thiên địa làm chứng cho lời hứa của mình.
Ở xã hội Tây phương, người ta cũng coi hôn ước có sức nặng giống như vậy. Họ
làm hôn lễ trong nhà thờ, thề trước Chúa: Vâng theo sự sắp đặt của Chúa, vô luận
ở hoàn cảnh nào, đều phải yêu thương lẫn nhau, tận tâm với nhau, không rời
không bỏ. Họ coi hôn nhân thật sự rất thần thánh, rất trang nghiêm.
Người hiện đại ngày nay trong hôn nhân chỉ là coi trọng cảm xúc cá nhân, “giải phóng tình dục”, “chủ nghĩa túng dục”…, quan chức còn nuôi tình nhân, hối lộ nhau tình ái, đầy rẫy khắp nơi. Trong xã hội, mọi người dần dần coi nhẹ trách nhiệm trong hôn nhân.
Tuy nhiên, làm một người bội tín thì đối phương cũng sẽ không giữ lời hứa với bạn; làm một người chỉ coi cảm xúc của mình đặt làm lợi ích hàng đầu, thì đối phương cũng sẽ chẳng đoái hoài đến cảm thụ của bạn.
Lưu Đình Thức cưới cô gái mù làm vợ, hết lòng giữ lời hẹn hôn ước, giữ trọn “hảo tâm” từ hai phía. Tấm lòng tốt đẹp này sẽ không phai nhạt theo năm tháng, mà chỉ có thể ngày càng dung hòa, càng ngày càng tâm đầu ý hợp. Hạnh phúc của họ không cần nói cũng biết, như vậy hai người họ chẳng phải là người thông minh nhất hay sao?
Người hiện đại ngày nay trong hôn nhân chỉ là coi trọng cảm xúc cá nhân, “giải phóng tình dục”, “chủ nghĩa túng dục”…, quan chức còn nuôi tình nhân, hối lộ nhau tình ái, đầy rẫy khắp nơi. Trong xã hội, mọi người dần dần coi nhẹ trách nhiệm trong hôn nhân.
Tuy nhiên, làm một người bội tín thì đối phương cũng sẽ không giữ lời hứa với bạn; làm một người chỉ coi cảm xúc của mình đặt làm lợi ích hàng đầu, thì đối phương cũng sẽ chẳng đoái hoài đến cảm thụ của bạn.
Lưu Đình Thức cưới cô gái mù làm vợ, hết lòng giữ lời hẹn hôn ước, giữ trọn “hảo tâm” từ hai phía. Tấm lòng tốt đẹp này sẽ không phai nhạt theo năm tháng, mà chỉ có thể ngày càng dung hòa, càng ngày càng tâm đầu ý hợp. Hạnh phúc của họ không cần nói cũng biết, như vậy hai người họ chẳng phải là người thông minh nhất hay sao?
Lisa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét