Cụ Shigeaki Hinohara đã sống đến 105 tuổi. Vài tháng trước khi mất, cụ vẫn mạnh
khỏe, minh mẫn, luôn tràn đầy năng lượng và làm việc 18 tiếng/ngày và 7 ngày/tuần.
(Ảnh qua HotNew.vn)
Tiến sĩ quá cố Shigeaki Hinohara là một trong những bác sĩ
hành nghề lâu năm nhất thế giới và được tôn vinh là huyền thoại y học
của nước Nhật. Cả đời cụ đã nghiên cứu và thực hành những bí quyết trường thọ,
đồng thời giúp xứ sở Phù Tang trở thành quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất
thế giới.
Cụ Shigeaki Hinohara cắt bánh chào đón sinh nhật lần thứ 105. (Ảnh qua
Lifter)
Cụ đã sống đến 105 tuổi. Vài tháng trước khi mất, cụ vẫn mạnh khỏe,
minh mẫn, luôn tràn đầy năng lượng và làm việc 18 tiếng/ngày và 7 ngày/tuần.
Sau tuổi 75, mỗi năm, cụ vẫn có thể thực hiện hơn 100 buổi diễn thuyết, số
lần xuất ngoại nhiều không đếm xuể.
“Cụ Hinohara tin rằng sống là để cống hiến. Với động lực phi thường,
cụ luôn dậy sớm mỗi ngày và giúp đỡ người khác. Đó chính là mục tiêu giúp cụ sống
khỏe. Có lẽ cụ là một trong những bác sĩ, nhà giáo sống thọ nhất thế
giới bởi đến vài tháng trước khi mất, cụ vẫn còn khám cho bệnh nhân.
Cụ Shigeaki Hinohara giơ cuốn sổ khám bệnh để dành chỗ trống cho lịch khám 5
năm tiếp theo. Có lẽ cụ là một trong những bác sĩ, nhà giáo sống thọ
nhất thế giới bởi đến vài tháng trước khi mất, cụ vẫn còn khám cho
bệnh nhân. (Ảnh: meddybear.net)
5 bí quyết trường thọ
“khác thường” của cụ Hinohara
Theo cụ Hinohara, điều then chốt giúp trường thọ chính là có những
suy nghĩ khỏe mạnh, đó là : Có nhiều hy vọng sống, tự điều chỉnh hành động để
thực hiện các việc vừa với sức khỏe của mình, biết kiềm chế và cung cấp cho cơ
thể chế độ ăn “xanh” từ khi còn trẻ,… và đặc biệt còn bao gồm cả việc suy nghĩ
đến cái chết. Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng chính cố bác sĩ Shigeaki Hinohara
đã giải thích trong quyển sách nhỏ “Bí quyết trường thọ của người Nhật” của
mình rằng:
“Chúng ta đếm ngược từ cái chết không phải để sống nơm nớp lo sợ, mà là để luôn biết cảm ơn mỗi ngày mới mà chúng ta được sống”.
“Chúng ta đếm ngược từ cái chết không phải để sống nơm nớp lo sợ, mà là để luôn biết cảm ơn mỗi ngày mới mà chúng ta được sống”.
Ngoài ra, khi chia sẻ về bí quyết dưỡng sinh – trường thọ của
mình, cụ Shigeaki Hinohara còn tặng thêm cho hậu thế 5 triết lý sống đơn
giản nhưng vô cùng hiệu nghiệm.
1. Đừng lo lắng nhiều về việc ăn ngủ. Hãy cứ vui chơi đi!
“Chúng ta còn nhớ lúc nhỏ, chúng ta thường mê chơi đến nỗi quên ăn quên ngủ. Tôi cho rằng chúng ta cũng có thể giữ tâm thái đó khi trưởng thành. Tốt nhất là không nên ràng buộc bản thân vào giờ giấc ăn ngủ”.
“Chúng ta còn nhớ lúc nhỏ, chúng ta thường mê chơi đến nỗi quên ăn quên ngủ. Tôi cho rằng chúng ta cũng có thể giữ tâm thái đó khi trưởng thành. Tốt nhất là không nên ràng buộc bản thân vào giờ giấc ăn ngủ”.
2. Nếu muốn sống thọ thì đừng để thừa cân
“Đối với bữa sáng, tôi thường uống cà phê, một ly sữa và nước cam trộn với một muỗng dầu ô liu. Dầu ô liu rất tốt cho động mạch và giúp da săn chắc. Bữa trưa là sữa, ít bánh quy, nhiều khi bận quá tôi cũng không ăn gì. Tôi không bao giờ đói vì quá tập trung vào công việc. Bữa tối thì có cơm, rau, cá, cứ 2 lần một tuần tôi ăn 100 gram thịt nạc”.
“Đối với bữa sáng, tôi thường uống cà phê, một ly sữa và nước cam trộn với một muỗng dầu ô liu. Dầu ô liu rất tốt cho động mạch và giúp da săn chắc. Bữa trưa là sữa, ít bánh quy, nhiều khi bận quá tôi cũng không ăn gì. Tôi không bao giờ đói vì quá tập trung vào công việc. Bữa tối thì có cơm, rau, cá, cứ 2 lần một tuần tôi ăn 100 gram thịt nạc”.
3. Đừng mù quáng nghe lời bác sĩ
“Khi bác sĩ khuyên bạn làm xét nghiệm hoặc phẫu thuật, hãy hỏi xem vị bác sĩ ấy có bảo người thân đi phẫu thuật như vậy không. Tại sao phải phẫu thuật để chịu đựng những đau đớn không cần thiết? Tôi cho rằng âm nhạc và liệu pháp thú nuôi có thể giúp trị bệnh tốt hơn các bác sĩ vẫn tưởng”.
“Khi bác sĩ khuyên bạn làm xét nghiệm hoặc phẫu thuật, hãy hỏi xem vị bác sĩ ấy có bảo người thân đi phẫu thuật như vậy không. Tại sao phải phẫu thuật để chịu đựng những đau đớn không cần thiết? Tôi cho rằng âm nhạc và liệu pháp thú nuôi có thể giúp trị bệnh tốt hơn các bác sĩ vẫn tưởng”.
4. Đừng đánh giá thấp hiệu quả của việc vui chơi giải trí
“Đau đớn là điều bí ẩn còn giải trí là liều thuốc hay nhất để vượt qua cơn đau. Khi trẻ con đau răng, người ta cứ việc chơi với chúng là chúng quên đau ngay. Các bệnh viện phải thỏa mãn nhu cầu cơ bản của bệnh nhân: Ai cũng muốn vui chơi. Bệnh viện quốc tế St Luke tại Tokyo (nơi tôi từng lãnh đạo và làm việc) đã đề nghị dùng âm nhạc, liệu pháp thú nuôi và mở các lớp nghệ thuật để trị bệnh”.
“Đau đớn là điều bí ẩn còn giải trí là liều thuốc hay nhất để vượt qua cơn đau. Khi trẻ con đau răng, người ta cứ việc chơi với chúng là chúng quên đau ngay. Các bệnh viện phải thỏa mãn nhu cầu cơ bản của bệnh nhân: Ai cũng muốn vui chơi. Bệnh viện quốc tế St Luke tại Tokyo (nơi tôi từng lãnh đạo và làm việc) đã đề nghị dùng âm nhạc, liệu pháp thú nuôi và mở các lớp nghệ thuật để trị bệnh”.
5. Luôn đi cầu thang và tự mang túi xách
“Tôi bước mỗi lần hai bậc thang để vận động cơ bắp”.
“Tôi bước mỗi lần hai bậc thang để vận động cơ bắp”.
Cụ Shigeaki Hinohara là người đã đề ra và tuân thủ các nguyên tắc
này. Chính vì vậy, khi trả lời phỏng vấn của Life Times ở tuổi 105, cụ vẫn tự
tin và hóm hỉnh: “Sao không mở đèn sáng hơn chút nữa, để ai cũng đều có
thể nhìn rõ khuôn mặt trẻ trung của tôi?”.
“Khi có tuổi, trên mặt ta sẽ có thêm nhiều nếp hằn sâu nhưng ta vẫn
muốn được sống đẹp. Nếu lúc nào ta cũng mỉm cười thì chắc chắn sẽ có ngày ta có
những nếp nhăn in theo dấu nụ cười. Mỗi một độ già thêm, nội tâm sẽ thể hiện rõ
hơn trên khuôn mặt. Hãy để những nép nhăn của nụ cười nhiều lên và làm tràn trề
‘khí’. Chính thứ ‘khí’ này làm cho con người khỏe mạnh, là nguồn mạch của sự
sôi nổi”. – Tiến sĩ Shigeaki Hinohara
Bác sĩ Shigeaki Hinohara (trái) cùng đại diện Đại sứ quán Mỹ trồng cây tại Bệnh
viện quốc tế St. Luke (Nhật). (Ảnh: Đại sứ quán Mỹ tại Nhật)
Thanh Thanh biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét