"Cuộc sống vốn rất dễ dàng, sao chúng ta phải làm cho nó trở
nên khó khăn đến như vậy"? (Ảnh: Pexels).
Kỳ thực trong cuộc sống, chúng ta thật không khó để có thể bắt gặp những điều
tương tự, có rất nhiều người luôn tìm kiếm cho mình thứ hạnh phúc phụ thuộc,
người thì phụ thuộc vào vật chất, kẻ lại dại khờ tìm nơi nương tựa bên ngoài.
Nhưng suy cho cùng những hạnh phúc hão huyền đó cũng chỉ giống như hoa trong
gương, trăng dưới nước, ảo ảnh tựa khói mây. Người hạnh phúc vì những điều ràng
buộc thì mãi mãi chẳng thể nào có chốn bình yên. Hạnh phúc với họ luôn là thứ
ngoài tầm tay với.
.
Cổ nhân thường nói, làm người dựa núi, núi có thể đổ; dựa người, người có thể quay lưng; chỉ có dựa vào chính mình mới có thể sống một đời thực tại. Bởi vậy chúng ta chỉ có thể tìm được hạnh phúc chân chính, bền lâu, ở chính mình mà thôi. Xưa nay có câu: “Cảnh tùy tâm chuyển". Sinh thời, Nguyễn Du - trong "Truyện Kiều" cũng có viết một câu như thế này:
. "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”...
.
Phải chăng tất cả tốt xấu, hay dở đều từ một niệm của chính mình mà xoay chuyển đổi dời? Tâm vững thì cảnh bình, tâm an thì cảnh lạc. Mà để làm được điều đó thì lại cần phải tu tâm dưỡng tính, trau dồi cho tâm hồn phong phú, thanh tao. Một tâm hồn phong phú, một tấm lòng thuần khiết thiện lương thì nhìn đâu cũng thấy niềm vui, sống đâu cũng có hạnh phúc.
.
Có thể nhiều người nhìn nhận rằng, xã hội ngày nay muốn hạnh phúc thì phải có tiền. Tuy nhiên nhân sinh tại thế, mỗi người mỗi hoàn cảnh, mỗi nhận thức khác nhau, dù bạn ở bất kể hoàn cảnh nào cũng có niềm vui và nỗi buồn của riêng mình. Xã hội ngày nay tuy đời sống vật chất nâng lên nhưng đời sống tâm hồn lại tụt xuống, vì sao lại vậy? Chính là bởi chúng ta đã chọn cho mình thứ hạnh phúc ràng buộc, ràng buộc vào vật chất ngoài thân. Nói cách khác, chúng ta đã chọn sai đường.
.
Chuột đào hang một đêm được ổ, chim làm tổ không quá hai ngày, vậy cớ gì chúng ta phải lao tâm khổ tứ vì nơi ở miếng ăn? Phải chăng vì muốn hơn người, vì tâm đố kỵ, vì chứng tỏ bản thân? Hạnh phúc là sống cho chính mình chứ không phải chạy theo cái bóng của kẻ khác.
.
Có câu “Không sợ đường xa, chỉ sợ đường sai", chúng ta phần nhiều đều vì cuộc sống xô bồ vội vã mà bị cuốn trôi theo, không cho mình một khoảng thời gian để sống chậm, sống lặng, để suy nghĩ về chính mình: Ta là ai? Ta cần gì? Chỉ khi nào chúng ta hiểu được bản thân mới có thể hiểu được cuộc đời.
.
Cuộc sống bản chất vốn dĩ rất giản đơn, hạnh phúc bản thân cũng vô cùng bình dị, có chăng chỉ chính mình tự làm khó mình thôi. Vậy nên: trước tìm chính mình, sau mới tìm sự nghiệp. Hiểu được bản thân ắt hiểu được người, được đời...
.
Kết lại với vài vần thơ :
Đừng hỏi thăm nhiều, đừng ham bóng mát
Hãy cứ đi đến tận cùng khao khát
Sẽ thấy đâu là lối của mình.
Tất nhiên, có kẻ xin đường
Có kẻ thích chọc gậy bánh xe,
Có kẻ còi to đòi vượt trước
….
Tôi miết bàn chân cho chân cứng đá mềm
Rồi tự đan một chiếc sàng khôn mới
Giữa chín phương trời, giữa mười phương đất
Tôi lựa cho mình Tâm đạo. Rồi đi"…
.
(Tôi hỏi thăm đường về hạnh phúc - Hồng Oanh).
.
Minh Vũ
.
Cổ nhân thường nói, làm người dựa núi, núi có thể đổ; dựa người, người có thể quay lưng; chỉ có dựa vào chính mình mới có thể sống một đời thực tại. Bởi vậy chúng ta chỉ có thể tìm được hạnh phúc chân chính, bền lâu, ở chính mình mà thôi. Xưa nay có câu: “Cảnh tùy tâm chuyển". Sinh thời, Nguyễn Du - trong "Truyện Kiều" cũng có viết một câu như thế này:
. "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”...
.
Phải chăng tất cả tốt xấu, hay dở đều từ một niệm của chính mình mà xoay chuyển đổi dời? Tâm vững thì cảnh bình, tâm an thì cảnh lạc. Mà để làm được điều đó thì lại cần phải tu tâm dưỡng tính, trau dồi cho tâm hồn phong phú, thanh tao. Một tâm hồn phong phú, một tấm lòng thuần khiết thiện lương thì nhìn đâu cũng thấy niềm vui, sống đâu cũng có hạnh phúc.
.
Có thể nhiều người nhìn nhận rằng, xã hội ngày nay muốn hạnh phúc thì phải có tiền. Tuy nhiên nhân sinh tại thế, mỗi người mỗi hoàn cảnh, mỗi nhận thức khác nhau, dù bạn ở bất kể hoàn cảnh nào cũng có niềm vui và nỗi buồn của riêng mình. Xã hội ngày nay tuy đời sống vật chất nâng lên nhưng đời sống tâm hồn lại tụt xuống, vì sao lại vậy? Chính là bởi chúng ta đã chọn cho mình thứ hạnh phúc ràng buộc, ràng buộc vào vật chất ngoài thân. Nói cách khác, chúng ta đã chọn sai đường.
.
Chuột đào hang một đêm được ổ, chim làm tổ không quá hai ngày, vậy cớ gì chúng ta phải lao tâm khổ tứ vì nơi ở miếng ăn? Phải chăng vì muốn hơn người, vì tâm đố kỵ, vì chứng tỏ bản thân? Hạnh phúc là sống cho chính mình chứ không phải chạy theo cái bóng của kẻ khác.
.
Có câu “Không sợ đường xa, chỉ sợ đường sai", chúng ta phần nhiều đều vì cuộc sống xô bồ vội vã mà bị cuốn trôi theo, không cho mình một khoảng thời gian để sống chậm, sống lặng, để suy nghĩ về chính mình: Ta là ai? Ta cần gì? Chỉ khi nào chúng ta hiểu được bản thân mới có thể hiểu được cuộc đời.
.
Cuộc sống bản chất vốn dĩ rất giản đơn, hạnh phúc bản thân cũng vô cùng bình dị, có chăng chỉ chính mình tự làm khó mình thôi. Vậy nên: trước tìm chính mình, sau mới tìm sự nghiệp. Hiểu được bản thân ắt hiểu được người, được đời...
.
Kết lại với vài vần thơ :
Đừng hỏi thăm nhiều, đừng ham bóng mát
Hãy cứ đi đến tận cùng khao khát
Sẽ thấy đâu là lối của mình.
Tất nhiên, có kẻ xin đường
Có kẻ thích chọc gậy bánh xe,
Có kẻ còi to đòi vượt trước
….
Tôi miết bàn chân cho chân cứng đá mềm
Rồi tự đan một chiếc sàng khôn mới
Giữa chín phương trời, giữa mười phương đất
Tôi lựa cho mình Tâm đạo. Rồi đi"…
.
(Tôi hỏi thăm đường về hạnh phúc - Hồng Oanh).
.
Minh Vũ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét