Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020

Sự kỳ diệu của nước bọt




Sự kỳ diệu của... nước bọt
.
Trung bình mỗi ngày, tuyến nước bọt của bạn sản xuất khoảng 1 - 2 lít nước bọt. Răng và các bộ phận trong khoang miệng thường được “bơi lội” trong nước bọt cả ngày, chắc hẳn bạn sẽ chẳng bao giờ quan tâm đến nước bọt trừ khi nó bay ra khỏi miệng một ai đó. Và chắc chắn điều đầu tiên bạn nghĩ đến là bẩn và tránh xa nhưng nó thực sự là một trong những chất lỏng hấp dẫn nhất trên hành tinh.
.
Y thư cổ viết: "Nước bọt nhiều, ngậm trong miệng và nuốt đi có thể nhuận ngũ tạng, làm đẹp da, làm con người trường sinh bất lão".
.
Theo Đông y, nước bọt vị mặn, tính bình, không độc, là một loại tân dịch hình thành bởi sự kết hợp tinh túy nhất giữa nước và ngũ cốc, có công dụng nhuận ngũ tạng, bổ não ích tủy, làm tăng nguyên khí ở đan điền, tăng tân dịch, giải độc trừ tà, làm sáng mắt, mềm da, thông khiếu và kéo dài tuổi thọ, thường được dùng để bồi bổ tạng phủ, chữa mụn nhọt sưng đau, ghẻ lở, phỏng da, phá các màng mộng, giải độc...
.
Y thư cổ viết: "Nước bọt nhiều, ngậm trong miệng và nuốt đi có thể nhuận ngũ tạng, làm đẹp da, làm con người trường sinh bất lão".
Nhiều dưỡng sinh gia đời xưa đã rất quan tâm đến công dụng của nước bọt và chú trọng vận dụng phương pháp "dưỡng sinh nước bọt" làm tăng tuổi thọ như Hoàng Phổ Long đời Tam Quốc, Lưu Kinh đời tiền Hán, Vương Chất đời Tấn (Trung Quốc)... mà nhờ đó đều sống đến hơn trăm tuổi. Các vị này đều coi "nước bọt là một dòng suối của dưỡng sinh".
.
Nước bọt có khả năng cầm máu
Nước bọt có tác dụng tăng nhanh đông máu. Các nhà sinh học thuộc Viện Sức khỏe Hoa Kỳ xác định trong nước bọt người và động vật có chứa một loại protein giúp mau lành vết thương và chống nhiễm khuẩn, được đặt tên là SLPI. Do đó khi bị vết thương trong miệng hay sau khi nhổ răng nước bọt trong miệng có tác dụng hỗ trợ cầm máu rất nhanh. Ngoài ra, khi bị đứt tay, ta thường có thói quen đưa ngay vết thương lên miệng, một phần cũng là nhờ ý thức nước bọt hỗ trợ cầm máu này.
.
Là chất bôi trơn quan trọng
Nước bọt chứa nhiều chất nhầy, có tác dụng “bôi trơn” thực phẩm, đẩy nhanh quá trình vận chuyển thức ăn tới dạ dày, đồng thời hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nó còn giúp khoang miệng luôn mềm mại, không bị khô rát, khó chịu. Những người hay bị khô miệng hoặc chắc chắn sẽ hiểu được tác dụng này của nước bọt.
.
Nước bọt có khả năng diệt vi khuẩn
Trong nước bọt có chứa các thành phần có tác dụng kháng khuẩn, có thể phòng ngừa nhiễm trùng khoang miệng, họng, lợi, giúp giảm nguy cơ mắc viêm lợi, sâu răng, viêm họng. Đóng vai trò làm hàng rào diệt vi khuẩn và vi rút xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng bởi chất bacteriolysin có tác dụng phân giải và hòa tan các vi khuẩn và vi rút.
Những thực phẩm còn dư thừa trong miệng sẽ bị nước bọt "cuốn trôi", giúp khoang miệng thông thoáng, sạch sẽ. Nếu không có nước bọt, vi khuẩn sẽ làm tổ trong khoang miệng của bạn
.
Làm vết thương nhanh lành
Trong nước bọt chứa chất giúp vết thương nhanh chóng khép miệng vết thương, nhanh lành vết bỏng. Nước bọt còn có tác dụng chữa mụn nhọt sưng đau, bỏng da nông. Các nhà nghiên cứu Pháp đã phát hiện trong nước bọt của người có chất giảm đau mạnh hơn morphin nhiều lần được đặt tên là opiophin.
.
Theo kinh nghiệm dân gian, người ta có thể dùng nước bọt buổi sáng để chữa mụn hạt cơm bằng cách bôi liên tục nước bọt vào buổi sáng từ 5 - 10 ngày, hạt cơm sẽ tự teo và rụng đi mà không để lại dấu vết gì. Ngoài tác dụng chữa mụn nhọt sưng đau, bỏng da nông, người ta còn dùng nước bọt chữa muỗi đốt rất hiệu quả bằng cách dùng nước bọt bôi liên tục 30 phút 1 lần sẽ có tác dụng làm hết ngứa và sưng đau.
.
Giúp chúng ta tiêu hóa tốt hơn
Nước bọt có chứa enzym hỗ trợ tiêu hóa tinh bột, giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thu chất này.
Nước bọt chống lão hóa
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong nước bọt chứa các hooc-môn và IgA giúp kéo dài tuổt thọ và ngăn ngừa sự lão hóa, suy thoái của các tổ chức cơ thể.
.
Có thể thấy, nước bọt là thứ quý giá của cơ thể, không nên tùy ý lãng phí, bỏ đi. Nhiều y gia xưa coi nước bọt là “dòng suối dưỡng sinh”. Chính vì vậy nước bọt còn được gọi là thần thủy, ngọc tương, kim tân ngọc dịch.
.
Ức chế các tế bào ung thư
Theo GS. Tây Đồng (Nhật Bản) thì nước bọt còn có chức năng ức chế các tế bào ung thư, bởi vậy, để đề phòng ung thư đường tiêu hóa, khi ăn phải nhai kỹ, nuốt chậm để nước bọt hòa lẫn vào trong thức ăn một cách đầy đủ. Nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, trong nước bọt có nhiều IgA và các hormon có tác dụng thúc đẩy quá trình phân chia và sinh trưởng của tế bào, kéo dài tuổi thọ và làm giảm sự suy thoái của tổ chức cơ thể.




.
NƯỚC BỌT THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI


Nghiên cứu về NB, TS. Stanley Cohen (nhà khoa học Mỹ đã từng được giải Nobel về y sinh lý) đã phát hiện trong NB có chứa một yếu tố sinh trưởng biểu bì, có tác dụng tái tạo và nhân lên số lượng tế bào da.
.
Nước bọt giúp sát khuẩn
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Gothenburg tin rằng việc cha mẹ hút núm vú giúp con cái họ chống lại dị ứng. Trong một nghiên cứu các nhà khoa học Thụy Điển đã so sánh những em bé có cha mẹ rửa sạch núm vú giả với những trẻ có cha mẹ liếm sạch núm vú giả. Kết quả đáng ngạc nhiên, trẻ ở nhóm 2 ít có khả năng mắc eczema hay hen suyễn. Các chuyên gia cho rằng khi cha mẹ đưa núm vú giả vào miệng ngậm cũng là lúc họ chuyển một số vi khuẩn vô hại của mình vào miệng của bé. Các vi khuẩn vô hại này sẽ nhanh chóng nhận biết các nguy cơ gây hại cho hệ miễn dịch của bé.
.
Nước bọt giúp tăng hưng phấn
Các nhà khoa học nghiên cứu về nụ hôn và tác dụng của nụ hôn đã công bố một phát hiện rất thú vị: hôn giúp sản xuất dopamin, serotonin và oxytocin – những xúc tác khuấy động đam mê. Theo nhà nhân chủng học Rutgers, Helen Fisher: nam giới thích những nụ hôn ẩm ướt hơn bởi vì nước bọt của họ có chứa một lượng nhỏ testosterone. Testosteron kích thích ham muốn tình dục ở nữ giới và tăng sự sẵn sàng quan hệ tình dục. Đó là lý do tại sao nam giới thường bắt đầu với nụ hôn kiểu Pháp, họ đang đưa đối tác vào một cam kết ngầm, một dấu hiệu nhận biết vô thức giữa hai người.
-----
Sử dụng nước bọt trị bệnh trong dân
.
1. Cô B. M. L. ở Lạc Long Quân phường 1, quận 1., tp. Hồ Chí Minh bị lên một cái nhọt bằng hạt bắp ở phía trái dưới má, xung quanh bầm đỏ, đau. Khám bác sĩ bảo bị nhiễm trùng, cần mổ khoét di và lấy miếng da ở đùi đắp vào để không có sẹo. Chi phí dự tính khoáng 1 triệu đồng. Ông ngoại về chơi bảo cháu mỗi buổi sáng lấy nước miếng (nước bọt) bôi vào, xoa nhẹ vài ba lần. Cô B. M. L. làm theo ông khoảng 1 tuần lễ, nhọt tự tiêu không để lại dấu vết gì. Tin này đăng trên tạp chí Sống vui khoẻ số 2 (12-1994).
.
2. Cũng trên tạp chí đó số 10 (phát hành tháng 5-1995) có bài “Nhân đọc bài Giản dị mà giá trị cao bày cách trị mụn mọc ở má của một thanh niên 20 xuân xanh thần tình, tôi liên tưởng đến bệnh mình và tự nhủ: Mụn mọc ở má đã lành thì u thịt trên mi mắt cũng có thể áp dụng được chớ sao?
Ta cứ vững lòng tin thực hiện. Khi thức dậy, tôi liền rửa tay rất sạch và lấy nước miếng thoa nhẹ trên mụn khắp chiều dài. Sáu, bẩy ngày qua, thấy mụn dừng phát triển, nhỏ lại và hơi cứng, đồng thời có một chỗ cứng hơn, màu đỏ sậm (một đêm ngày tôi thoa trên mụn 5-6 lần nước miếng). Đến đêm thứ 9, tôi ngủ dậy thì thấy mụn rụng mất từ vết đỏ đó, chỉ còn lại vết mụn cũ không đáng kể, không có gì vướng nữa. Tôi rất sung sướng phổ biến cách chữa này cho gia đình, bạn bè, . . và thành thực cảm ơn tạp chí đã giúp cho tôi vừa tự chữa lại không tốn tiền, tốn sức thật tuyệt vời”.
.
3. “Tôi có 3 mụn nhỏ cương mủ ở phía sau đầu gối, tôi cũng bôi nước miếng, 3 ngày khô và lành hẳn (NTD phòng 20 khu tập thể Vãn Chương, Hà Nội).
.
4. Chữa mụn hạt cơm: “ … hơn một năm, sau khi cháu sang Ba Lan, tự dưng ở ngón tay đeo nhẫn bàn tay trái của cháu mọc lên một hạt nho nhỏ. Lúc đầu trông nó giống như một hạt mụn nước nhỏ ở hơi sâu bên trong da ngón tay. Sau một thời gian nó to dần và vươn ra ngoài. Sau cùng nó nứt ra và ở giữa lòi ra những sợi nhỏ bằng đầu kim mà nếu bị đứt thì chảy máu. Bình thường nó chỉ tạo ra cảm giác khó chịu, nhưng chạm vào thì rất đau. Cháu đã bôi đủ các loại thuốc mà không khỏi vì nó không phải là loại mụn bình thường (không có mủ) mà như một nhóm tế bào phát triển không bình thường. Một thằng bạn cùng đoàn, người miền Nam bảo rằng đã từng bị và chữa khỏi bằng cách buộc chỉ. Cháu nhờ nó buộc hộ, nhưng mụn này của cháu to bằng đầu đũa và gốc sâu, lan rộng rất khó buộc, hơn nữa cháu bị đau như bị buộc cả cụm giây thần kinh, đau suốt dọc cánh tay. Được khoảng hai tiếng, đau quá cháu không chịu nổi phải tháo ra.
.
Cháu đành vào viện để cắt nó đi. Người ta cắt cho cháu bằng điện. Sau khi cắt xong, cháu đau cứng đơ cả cánh tay trái, nhưng đến hôm sau thì đỡ nhiều. Cái mụn của cháu không khỏi hẳn, đáng buồn hơn là vài hôm sau ở đầu và sau móng tay của ngón tay giữa bàn tay phải lại mọc ra hai mụn tương tự, lần này muốn cắt cũng không cắt được. Hai mụn này làm cháu khó chịu hơn nhiều vì ở ngay đầu ngón tay nên rất dễ đụng phải và chảy máu. Cháu gọi điện về nhà và hỏi cách chữa, mẹ cháu bảo chữa bằng tàn giấy và nước bọt. Cháu không tin lắm, nhưng nghĩ chắc cũng đành phải thử. Cũng đúng dịp này, cháu nhận được bài viết về nước bọt từ nhà gửi sang.
.
Cháu làm thử và nghĩ rằng bôi nước bọt thì quá đơn giản vì chẳng mất công và đau đớn gì mặc dù lúc đó cháu vẫn nghĩ rằng da kín như thế thì nước bọt sẽ chẳng có tác dụng. Nhưng ngay hôm sau (mặc dù bố mẹ cháu dặn là chữa kiểu này phải kiên trì) cháu thấy rất ngứa ở chỗ mụn và nhìn kỹ thì thấy một số sợi bị quắt đi và đen lại. Lúc ấy cháu cảm thấy tin tưởng và bôi nước bọt liên tục. Chỗ mụn ngày càng ngứa hơn nhưng hết đau nhức đồng thời chảy ra rất nhiều nước. Cháu bôi luôn cả chỗ cắt cũ, hiện tượng cũng tương tự. Chỉ sau 3-4 ngày bôi liên tục, khi rửa bát cháu nhận thấy rơi mất mụn ở đầu ngón tay, vài ngày sau đến lượt cái mụn ở sau móng tay và cuối cùng là cái mụn đầu tiên mà cháu đã cắt. Trừ cái mụn đầu tiên (do cắt) còn tất cả không để lại vết sẹo nào. Ngoài ra cũng biến mất hết những mụn con li ti đang bắt đầu mọc ở những nơi khác…”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét