Thứ Ba, 19 tháng 5, 2020

HỒ CHÍ MINH : chúng ta là một dân tộc thông minh, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước

Hồ Chủ tịch theo dõi chỉ đạo trận Đông Khê 16/9/1950

 

HỒ CHÍ MINH : làm cho thế giới biết rằng chúng ta là một dân tộc thông minh, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước".
.
Trong một bức thư gửi nhân dân Nam Bộ những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, Bác viết: "Đối với những người Pháp bị bắt trong cuộc chiến tranh, ta phải canh phòng cho cẩn thận, nhưng phải đối đãi họ khoan hồng, phải làm cho thế giới, trước hết cho dân Pháp biết rằng chúng ta chỉ đòi quyền độc lập, tự do, chứ chúng ta không vì tư thù, tư oán; làm cho thế giới biết rằng chúng ta là một dân tộc thông minh, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước".
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, tr.29-30)
…….
Chiều 7/5/1954, quân Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ. Hơn 10 nghìn tù binh bị ta bắt sống, trong đó duy nhất có một nữ tù binh, đó là Geneviève de Gallard - cô nữ y tá xinh đẹp chừng hơn 30 tuổi, nguyên là tiếp viên hàng không đến từ Pari, với cái tên “nữ hoàng của mặt trận”. Vào ngày 31/3/1954 tại Trạm phẫu thuật số 29 của Bệnh viện dã chiến-Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, khi thiếu tá quân y Paul Grauwin chuẩn bị bắt tay vào kíp mổ cho những người lính Angiêri và Ma Rốc bị thương ở các cứ điểm dãy đồi phía đông chuyển về; ông bỗng nghe thấy tiếng nức nở của Geneviève de Gallard đang đứng tựa lưng vào vách hầm mà khóc. 

 



Cô G.Gallard bị kẹt lại cùng với tổ lái ở mặt trận vì máy bay bị trúng đạn và hỏng nặng. Năm 1953 cô được đưa đến Điện Biên Phủ làm nhiệm vụ tải thương. Sau những chuyến bay chở thương binh về Hà Nội cô vẫn còn đủ dũng cảm để trở lại “chảo lửa Điện Biên Phủ " và bây giờ cô chỉ còn cách ở lại giúp bác sỹ trong các trạm phẫu đầy ắp thương binh và người hấp hối. Trở thành y tá mặt trận cô G.Gallard đã phải chạy khắp chiến trường đầy bom đạn và sự chết chóc để thu lượm, sơ cứu và vận chuyển thương binh về các trạm phẫu thuật dã chiến. Theo lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 21/5/1954 tất cả thương binh nặng và cô nữ y tá được lên máy bay rời Điện Biên Phủ về Hà Nội trong niềm vui sướng vô bờ. Trước đó cô đã gửi tiếp thư cám ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh và nghĩa cử quân đội Việt Nam đã đối xử tử tế, chăm sóc chu đáo đối với tù binh, thương binh Pháp.
.
Báo Tiền phong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét