Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2024

Gần 15% người Việt bị rối loạn tâm thần

 

GẦN 15% NGƯỜI VIỆT BỊ RỐI LOẠN TÂM THẦN

Tỷ lệ rối loạn tâm thần ở nước ta chiếm gần 15% dân số, cứ 7 người Việt thì có một người mắc bệnh, phần lớn không được điều trị.

Thông tin được ông Cao Hưng Thái, Cục phó Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, chia sẻ tại hội thảo Góp ý Đề án Tăng cường năng lực hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần, ngày 10/8/2023

.

Trên toàn cầu, cứ 8 người thì có một đang sống chung với chứng rối loạn tâm thần. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đại dịch Covid-19 khiến nhiều người bị ảnh hưởng, làm trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng, phá hủy sức khỏe tâm thần của hàng triệu người. 

Các ước tính cho thấy sự gia tăng của rối loạn lo âu và trầm cảm ở mức hơn 25% trong năm đầu tiên đại dịch.

 

Đáng lo ngại là sức khỏe tâm thần ở lứa trẻ. Bác sĩ Nguyễn Huy Du, đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam, cho biết Khảo sát Sức khỏe tâm thần vị thành niên quốc gia năm 2022 ghi nhận 21,7% thanh thiếu niên cho biết có vấn đề về sức khỏe tâm thần. 

 

Trên thế giới, hơn 75% rối loạn sức khỏe tâm thần khởi phát ở tuổi 24. Ảnh hưởng của bệnh tâm thần ở tuổi vị thành niên có thể kéo dài và gây những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe và kinh tế xã hội trong suốt cuộc đời.

 

Theo bác sĩ Du, giống như sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần tồn tại liên tục trong suốt cuộc đời, ở cả giai đoạn hạnh phúc cũng như đau khổ. Đây là nền tảng cho khả năng suy nghĩ, cảm nhận, học tập, làm việc, xây dựng các mối quan hệ có ý nghĩa và đóng góp cho xã hội.

 

WHO ước tính 71% người bị rối loạn tâm thần toàn thế giới không nhận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần. Các quốc gia chi trung bình chỉ hơn 2% ngân sách y tế cho sức khỏe tâm thần.

 

Tại Việt Nam, dù đã có nhiều chương trình về chăm sóc sức khỏa tâm thần, song vẫn còn những khoảng trống đáng kể. Chẳng hạn, Việt Nam không có chính sách về sức khỏe tâm thần cung cấp "tầm nhìn, giá trị, nguyên tắc, mục tiêu và mô hình hành động rộng rãi", như định nghĩa theo tiêu chuẩn của WHO.

 

Nước ta không có nhân viên tư vấn hoặc nhân viên công tác xã hội tại trường học để cung cấp hỗ trợ và tư vấn tâm lý xã hội cho học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc gặp phải các rối loạn hành vi.

 

Tỷ lệ bác sĩ, điều dưỡng trong lĩnh vực tâm thần ở nước ta còn khá thấp. Cả nước chỉ có 143 nhà tâm lý lâm sàng và tâm lý trị liệu trong các bệnh viện công, tỷ lệ này trên 100 nghìn dân thấp hơn gần 10 lần so với trung bình chung toàn cầu.

 

10 cách đơn giản để giảm căng thẳng và lo âu:

1. Tập thể dục giúp giảm căng thẳng, lo âu

2. cải thiện chất lượng giấc ngủ,

3. Sử dụng mùi hương để điều trị tâm trạng được gọi là liệu pháp mùi hương. 

 

4. Dành thời gian cho bạn bè và gia đình

5. Xem tryện, TV hài cười vui nhộn.

6. Bớt gánh vác quá nhiều trách nhiệm.

7. Yoga để giảm căng thẳng

8. Nghe nhạc để cơ thể thư giãn

9. Hít thở sâu giúp làm chậm nhịp tim, sẽ cảm thấy yên bình hơn.

 

10. Chơi với thú nuôi dễ thương

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét