“TRÍ TUỆ CON NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TRONG IM LẶNG, CÒN TÍNH CÁCH TRƯỞNG THÀNH TRONG BÃO TÁP”
John Ruskin đã từng nói “phần thưởng cao quý nhất cho công sức của một người không phải là những gì anh ta nhận được, mà chính là qua đó Anh ta đã trưởng thành như thế nào”.
Đúng vậy, cuộc sống của con người là một đường chạy, để chinh phục đường chạy ấy mỗi người cần trang bị đầy đủ cho mình trí tuệ và tính cách vững vàng. Đó là hai chiếc chìa khóa cần thiết cho mỗi người và cũng là hai chiếc chìa khóa khó tìm kiếm cho sự thành công của con người.
Bàn về điều này W.Got đã cho rằng “trí tuệ con người trưởng thành trong im lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp”.
Trí tuệ và tính cách là hai yếu tố góp phần tạo nên một con người hoàn chỉnh, chúng đều có thể “trưởng thành” và theo những con đường khác nhau.
“Trí tuệ” là khả năng nhận thức của lý tính, giúp con người đạt đến một trình độ, hiểu biết nhất định, về khoa học đời sống, văn hóa trở thành và sự phát triển vươn tới sự hoàn thiện của một sự vật, một hành động, hay một kỹ năng nào đó.
“Tĩnh lặng” là sự suy tư trầm lắng, còn “bão táp” chỉ những khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Như vậy một câu nói của W.Got khái quát quá trình trưởng thành của trí tuệ và tính cách.
Để có trí tuệ con người phải suy nghĩ trong tĩnh lặng như để trưởng thành trong tính cách, con người phải trải qua khó khăn thử thách.
Đã có ý kiến cho rằng “trí tuệ là kho báu lớn nhất của con người, những người có trí tuệ, có hiểu biết là những người đáng trọng, đáng quý”, thế nhưng để tích góp được trí tuệ con người ta cần phải sống, phải nghĩ trong “tĩnh lặng” đó là điều đúng đắn.
Và ai cũng phải thừa nhận cho trí tuệ có được nhờ quá trình tích lũy tri thức từ nhân loại chuyển hóa thành chính thức, bản thân phục vụ đời sống.
Do đó quá trình này cần một sự “suy ngẫm” sâu xa, một khoảng suy tư trầm lắng để mọi người có thể tiếp thu. Không những vậy mà quá trình tiếp nhận đó ngoài suy xét, nghiền ngẫm để hiểu biết thì cần vận dụng cho phù hợp.
Nếu không có sự suy nghĩ, không có sự nghiên cứu thì đó là một sự áp dụng máy móc. Nó không phải là trí tuệ tích lũy được từ bản thân, mà nó chỉ là sự sao chép nguyên bản.
Một người có trí tuệ trưởng thành, là người biết lưu giữ kiến thức của hôm qua, và không ngừng bổ sung thêm kiến thức để theo kịp sự phát triển của thời đại. Trí thức rất cần trong cuộc sống, vì thế mỗi người phải cần bổ sung kiến thức cho chính mình, vì có kiến thức mới có thành công, có hạnh phúc.
Chắc hẳn mọi người ai cũng biết? Niu tơn nhà toán học, Vật lý học, cơ học đồng thời là nhà thiên văn học vĩ đại của người Anh. Do tạo ra những trò chơi cho mình những suy ngẫm từ thực tế đời sống, từ hiện tượng xung quanh. Nhà bác học từng lừng lẫy này đã khám phá những thuyết, những định luật mà khiến cả thế giới phải công nhận. Những kiến thức đó đã góp phần vào nền trí tuệ nhân loại.
Nhưng thực tế cuộc đời của con người phải đối diện với những khó khăn, thử thách, đó là môi trường tốt nhất để rèn đúc nhân cách con người, phải vượt qua khó khăn con người ta mới có thể tôi rèn bản thân về ý chí, nghị lực. Thêm nữa mỗi lần gặp khó khăn là mỗi lần ta trưởng thành, ta lớn lên để tiếp nhận cuộc đời còn khắc nghiệt hơn nhiều phần. Chỉ khi nào con người ta vượt qua khó khăn, thử thách, bão táp của cuộc đời mới có thể trở thành người chiến thắng trước số phận và trước bản thân.
Trong thực tế cuộc sống ta đã bắt gặp không ít trường hợp vượt qua khó khăn, rèn dũa tính cách, phẩm chất con người để đến với thành công cuộc sống. Tiêu biểu đó chính là nhà soạn nhạc nổi tiếng Beethoven, Ông là nhà soạn nhạc cổ điển người Đức, hồi nhỏ khiếm thính, sau đó bị điếc hoàn toàn. Tuy vậy, vượt qua mọi trở ngại, Ông vẫn trở thành một nhà soạn nhạc vĩ đại, nổi tiếng thế giới. ông là hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời, từ thời kỳ âm nhạc cổ điển, sang âm nhạc lãng mạn.
Trí tuệ và tính cách không thể tách rời nhau, không thể không phụ thuộc vào nhau. Bởi đây là hai yếu tố tạo thành tâm hồn cá tính bên trong của con người, tài và tâm phải đi liền. Đó là quy luật xưa nay mà ai cũng phải chấp nhận, và làm theo.
Tuy nhiên trong xã hội hiện nay, bên cạnh những người luôn trau dồi trí tuệ, thì còn những người vẫn chưa biết tiếp thu thành quả của nhân loại.
Bên cạnh những người luôn tôi luyện bản thân, thì vẫn còn những người sống xa hoa, trụy lạc, hướng thụ dẫn đến tha hóa. Hay bên cạnh đó là những lối thay đổi, lối tiếp thu mang tính chất hời hợt, qua loa, phô trương dẫn đến những hậu quả cho chính bản thân người đó và xã hội.
Câu nói của W. Got là một lời khuyên, một lời dạy cho chúng ta biết cách hoàn thiện bản thân về mặt trí tuệ, cũng như tính cách. Rồi để từ đó con người ta sống nhanh nhạy hơn, mạnh mẽ hơn và có ích với cuộc đời hơn./.
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét