Hiển thị các bài đăng có nhãn Y học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Y học. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2024

Công dụng của củ dền làm ai cũng bất ngờ

 

CÔNG DỤNG CỦA CỦ DỀN LÀM AI CŨNG BẤT NGỜ

Củ dền được biết đến là rau củ quả trong gian bếp, có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất xơ và vitamin thiết yếu, đem lại nhiều công dụng cho sức khỏe.

Củ dền còn được gọi là củ dền đỏ, thường có màu đỏ thẫm hoặc màu tím than. Đây còn là nguyên liệu chế biến nên nhiều món ăn và thức uống, chẳng hạn như nước ép củ dền, canh củ dền, tiết canh củ dền… hay nhuộm màu cho một số món ăn, bánh mứt.

 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 136g củ dền chứa tối đa 60 calo (87% nước, 8% chất bột đường, 2 - 3% chất xơ). Khi được ép lấy nước, củ dền giữ lại lượng lớn vitamin, khoáng chất và hoạt chất sinh học từ thực vật, bao gồm:

Folate (B9):

Vitamin nhóm B có vai trò quan trọng cho sự phát triển của mô và tế bào, đặc biệt là cần thiết cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

 

Mangan: Là một nguyên tố khoáng vi lượng nhưng lượng mangan này trong nước ép củ dền đóng vai trò rất quan trọng cho cơ thể.

Kali: Chế độ ăn giàu kali có thể giúp giảm huyết áp và tích cực đến sức khỏe tim mạch.

https://ads.stickyadstv.com/auto-user-sync?_fw_gdpr=0&_fw_gdpr_consent=https://ads.stickyadstv.com/user-matching?id=2545&_fw_gdpr=0&_fw_gdpr_consent=

Sắt: Là một khoáng chất cần thiết, có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể và đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy trong hồng cầu.

Vitamin C: Là một chất chống oxy hóa quan trọng cho chức năng miễn dịch và sức khỏe của da.

Betanin: Là chất tạo ra màu đỏ cho củ dền, được cho là có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

 

Những tác dụng của củ dền

 

Làm giảm huyết áp

Cao huyết áp, một bệnh biểu hiện bởi huyết áp cao bất thường, có thể gây tổn thương mạch máu và tim. Cao huyết áp là một trong những nguy cơ lớn nhất gây bệnh tim, đột quỵ và tử vong sớm trên toàn thế giới.

 

Ăn trái cây và rau quả giàu nitrate vô cơ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách giúp làm giảm huyết áp và tăng sự hình thành oxit nitric.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng dùng củ dền nguyên quả (có thể là củ dền luộc hay củ dền tươi) hay nước ép củ dền đều có thể làm giảm huyết áp lên đến 3-10mm/Hg trong khoảng thời gian vài giờ.

 

Tác dụng này có thể là do lượng oxit nitric tăng lên, một phân tử làm cho mạch máu của chúng ta thư giãn và giãn nở.

 

Tác dụng chống viêm

Củ dền có chứa sắc tố betalain, một chất dinh dưỡng thực vật có đặc tính chống viêm.

Trong các trường hợp bình thường, viêm có thể được xem là một phản ứng có lợi, giúp bảo vệ cơ thể trước chấn thương, nhiễm trùng và các mầm bệnh gây hại cho cơ thể.

 

Thế nhưng, nếu phản ứng viêm kéo dài và không được giải quyết, tình trạng này có thể dẫn đến viêm mãn tính, một tình trạng có liên quan đến sự khởi phát và tiến triển của một số vấn đề sức khỏe như béo phì, bệnh gan, ung thư và bệnh tim.

 

Tác dụng bổ máu

100g củ dền đã cung cấp 0,8mg sắt, giúp kích thích sản sinh tế bào máu và cung cấp oxy cho cơ thể. Ngoài ra, lượng đồng trong củ dền cũng hỗ trợ sản xuất thêm sắt cho cơ thể.

Vì vậy, nhiều người thường hay nấu canh củ dền cũng là một cách để bổ sung sắt và điều trị bệnh thiếu máu.

 

Ngăn ngừa ung thư

Một trong những tác dụng của củ dền được nhiều người đặc biệt quan tâm đó là tác dụng ngăn ngừa ung thư – căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và có thể gây tử vong bởi sự tăng trưởng không kiểm soát của các tế bào ung thư.

 

Củ dền có đặc tính chống ung thư do các hợp chất chống oxy hóa như vitamin E, C, sắt, magiê, phốt pho hay lysine.

Các chất chống oxy hóa này giúp chống lại các gốc tự do có hại và ngăn chặn sự hình thành của các tế bào ác tính gây ra ung thư.

 

Một nghiên cứu bằng ống nghiệm sử dụng các tế bào ở người cho thấy rằng chiết xuất củ dền có hàm lượng chất betalain cao, làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

 

Cải thiện chức năng não

Oxit nitric làm giãn các mạch máu, từ đó tăng lưu lượng máu tới não giúp não thực hiện chức năng của mình tốt hơn.

Điều này là đặc biệt quan trọng đối với người cao tuổi, các nghiên cứu cho thấy khả năng tạo ra oxit nitric sẽ giảm khi chúng ta già đi, cùng với sự chuyển hóa năng lượng và hoạt động của các nơron trong não.

- Tăng sức bền

Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các đặc tính tăng cường sức bền của việc uống nước ép củ dền đỏ thực sự có thể giúp bạn tập thể dục lâu hơn tới 16%. Nữ tỷ phú Nita Ambani cũng là một người yêu thích tập thể dục như bơi lội, đạp xe... Việc sử dụng đồ uống củ dền đỏ giúp bà dễ dàng tăng được sức bền trong quá trình tập luyện, hỗ trợ giữ gìn vóc dáng tốt nhất.

- Tốt cho cơ bắp

Vận động viên giành huy chương vàng Paralympic David Weir từng tiết lộ bí quyết thành công của anh đó là dùng nước ép củ dền đỏ đều đặn. Thông tin này ngay sau đó đã làm cộng đồng những người yêu thể thao xôn xao và thực hiện theo. Theo chuyên gia dinh dưỡng Jo Williams, nitrat trong củ dền đỏ có khả năng đưa nhiều oxy hơn đến các tế bào cơ, thúc đẩy quá trình phục hồi hiệu quả.

- Làm đẹp da

Chuyên gia dinh dưỡng Jo Williams, đến từ Mỹ, đã làm việc trong nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe cho hay, củ dền đỏ rất giàu dưỡng chất, có thể kể đến như chất xơ, kali, folate, carbohydrate... Chuyên gia Jo Williams nói rằng, củ dền đỏ được xếp hạng là một trong 10 loại rau củ chống oxy hóa mạnh nhất giúp cải thiện sức khỏe làn da.

Hạn chế chế táo bón

Một củ dền chứa khoảng 2 – 3% chất xơ. Do đó, việc ăn củ dền hoặc uống nước ép củ dền thường xuyên sẽ giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe của hệ tiêu hóa.

Đồng thời, giúp giảm nguy gặp phải các vấn đề như táo bón, bệnh viêm ruột (IBS) và viêm túi thừa.

 

Ngoài ra, việc thêm các thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn, chẳng hạn như củ dền, còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư ruột kết, bệnh tim và tiểu đường loại 2.

 

Giảm cân hiệu quả

Củ dền có ít calo, chất béo nhưng có hàm lượng nước cao, điều này có thể giúp cân bằng năng lượng một cách hiệu quả.

Ngoài ra, việc thêm các thực phẩm ít calo như củ dền vào chế độ ăn còn có thể giúp giảm cân.

 

Đặc biệt, củ dền còn lượng protein và chất xơ vừa phải. Đây là hai chất dinh dưỡng quan trọng để duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Đặc biệt, tác dụng của củ dền trong việc giảm cân còn đến từ lượng chất xơ mà loại củ này sở hữu. Chất xơ trong củ dền có thể giúp giảm cân bằng cách giảm bớt sự thèm ăn.

 

Hỗ trợ gan khỏe mạnh

Chức năng của gan là làm sạch máu và “giải độc” cơ thể. Để giúp gan bớt “vất vả”, có thể thêm vào chế độ ăn các món ăn được chế biến từ củ dền.

Một nghiên cứu cho thấy betaine, một loại axit amin có trong củ dền có tác dụng bảo vệ gan ở những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

 

Ngoài ra, một đánh giá toàn diện cũng tìm thấy bằng chứng về tác dụng có lợi của betaine, bao gồm khả năng bảo vệ chống lại các bệnh liên quan đến gan và các bệnh khác.

Những lưu ý khi sử dụng củ dền

- Không pha chung với sữa. Nên uống nước ép củ dền tươi, hạn chế các loại nước ép củ dền chế biến sẵn bởi các sản phẩm này có thể chứa nhiều đường.

- Thời điểm nên uống nước ép củ dền là vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy hoặc sau khi ăn 2 giờ.

 

- Nguy cơ sỏi thận: Việc ăn củ dền đỏ hoặc dùng nước ép của củ dền nhiều có thể gây tái phát hoặc khiến tình trạng sỏi thận trở nên nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là chất oxalate có trong củ dền đỏ có đặc tính như một chất kháng dinh dưỡng, góp phần hình thành nên sỏi thận.

- Không nên nấu nhừ củ dền: Khi chế biến các món ăn từ củ dền, không nên nấu quá chín vì như vậy sẽ làm giảm hàm lượng chất dinh dưỡng có trong củ dền, khiến tác dụng của củ dền đối với sức khỏe không được tối ưu.

 

- Tác dụng ngược hạ huyết áp: Nước củ dền có thể làm giảm huyết áp. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều, điều này có thể khiến huyết áp hạ thấp quá mức bình thường.

- Tuyệt đối không nấu hay pha nước ép cho trẻ nhỏ.

 

Theo Phunu VN

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2024

Lão hóa: Luật tự nhiên của đời người, Ta có thể trì hoãn?

 

LÃO HÓA: LUẬT TỰ NHIÊN CỦA ĐỜI NGƯỜI, TA CÓ THỂ TRÌ HOÃN?

Angela Epstein đã viết trong DailyMail, tuổi của các bộ phận trong cơ thể bắt đầu suy thoái như sau:

1./ Não bắt đầu suy thoái lúc 20 tuổi. Khởi đầu con người có 100 tỉ tế bào não, nhưng đến tuổi 20 con số nầy giảm dần, và đến tuổi 40 con người mất mỗi ngày 10.000 tế bào ảnh hưởng rất nhiều đến trí nhớ và có tác dụng rất lớn đến tâm sinh lý người già.

2./ Ruột bắt đầu suy giảm từ tuổi 55. Ruột tốt có sự cân bằng giữa các vi khuẩn có ích và có hại. Vi khuẩn có ích sẽ giảm đi đáng kể sau tuổi 55, đặc biệt ở phần ruột già. Sau 55 tuổi bộ tiêu hóa bắt đầu xấu đi và sẽ gây hại cho các bệnh đường ruột.

Táo bón là một bệnh thông thường của tuổi già, cũng như dịch vị từ bao tử, gan, tuyến tuỵ, ruột non bị suy giảm .

3./ Chất lượng tinh trùng bắt đầu suy thoái từ tuổi 35, bởi thế khi người đàn ông 45 tuổi thì một phần ba số lần mang thai sẽ dẫn đến sảy thai.

4./ Bọng đái bắt đầu suy thoái từ tuổI 65. Người già thường mất kiểm soát bọng đái. Nó bắt đầu co lại đột ngột, ngay cả khi không đầy. Phụ nữ dễ gặp trục trặc này hơn khi chấm dứt kinh nguyệt.

Khả năng chứa nước tiểu của bọng đái một người già chỉ bằng nửa so với người trẻ tuổi, người già phải đi tiểu nhiều lần hơn, và dễ nhiễm trùng đường tiểu.

5./ Vú bắt đầu thoái hóa từ năm 35 tuổi. Khi người đàn bà đến 30 tuổi thì vú mất dần các mô và mở, sự đầy đặn và kích cở của bộ vú bị suy giảm. Khi 40 tuổi núm vú bị teo lại và vú thòng xuống.

6./ Phổi lão hóa từ tuổi 20. Sụn sườn vôi hóa, lồng ngực biến dạng, khớp cứng ảnh hưởng tới thở, nhu mô phổi giảm đàn hồi, giãm phế nang. Dung tích của phổi bắt đầu giảm dần từ tuổi 20. Ðến tuổi 40 có nhiều người đã bắt đầu khó thở vì các cơ bắp và xương sườn buồng phổi bắt đầu xơ cứng.

7./ Giọng nói bắt đầu yếu và khàn kể từ tuổi 65. Phụ nữ có giọng khàn và nhỏ trong khi đàn ông giọng cao và nhẹ.

8./ Mắt lão hóa từ năm 40 và phần lớn phải mang kiếng, không còn nhìn rõ một vật ở xa. Khả năng tập trung của mắt kém hơn do cơ mắt yếu hơn.

9./ Tim lão hóa từ tuổi 40. Khối lượng cơ tim giảm. Tuần hoàn nuôi cơ tim cũng giảm, suy tim tiềm tàng, huyết áp tăng dần. Sức bơm của tim giảm dần vì các mạch máu giảm sự đàn hồi.

Các động mạch cứng dần và bị mở đóng vào các thành mạch. Máu cung cấp cho tim cũng bị giảm bớt. Ðàn ông 45 tuổi và đàn bà 55 dễ bị đau tim.

10./ Gan lão hóa từ năm 70. Chức năng chuyển hóa và giải độc giảm. Tuy nhiên gan là một bộ phận gần như không chịu khuất phục tuổi tác.

Người ta có thể ghép gan của một ông già 70 tuổi cho một người 20 tuổi.

 

11./ Thận lão hóa năm 50. Số đơn vị lọc chất thải khỏi máu bắt đầu giảm xuống ở tuổi trung niên.

12./ Tuyến tiền liệt lão hóa vào năm 50. Hệ thống sinh dục nam gồm có: tinh hoàn và bộ phận sinh dục phụ như đường dẫn tinh, tuyến tiền liệt, tuyến hành niệu đạo, túi tinh và dương vật.

Tuyến tiền liệt thường lớn dần theo tuổi tác. Khi tuyến tiền liệt tăng kích thước sẽ ép vào niệu đạo và bàng quang, gây khó khăn cho tiểu tiện.

Nó gây nên triệu chứng tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần, tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu và tiểu khó.

13./ Xương lão hóa hóa vào tuổi 35. Cho đến giữa những năm 20 tuổi, mật độ xương vẫn còn tăng. Trẻ em xương lớn rất nhanh, cứ mỗi 2 năm lại thay đổi toàn bộ xương củ nhưng đến tuổi 35 thì xương đã lão, hiện tượng mất xương bắt đầu như một quá trình già cả tự nhiên.

14./ Răng suy từ tuổi 40. Răng bị hao mòn. Dễ bị bệnh nha chu. Niêm mạc bị teo dần.

15./ Bắp thịt lão hóa từ năm 30. Thông thường bắp thịt khi bị lão hoá thì được tái tạo ngay, nhưng đến tuổi 30 thì tái tạo ít hơn là lão hóa. Ðến tuổi 40, mỗi năm bắp thịt bị sút giảm từ 0.5 đến 2 % . Vì thế người già khó giữ thăng bằng, trở thành chậm chạp, dễ bị ngã và gẫy xương.

16./ Nghe [thính giác] giảm đi kể từ giữa năm 50. Rất nhiều người bị lãng tai kể từ năm 60.

17./ Da suy giảm kể từ năm 20. Chúng ta đã giảm dần việc sản xuất chất keo dính của da từ giữa tuổi 20. Việc thay thế các tế bào chết cũng chậm dần.

18./ Vị giác và khứu giác giảm từ năm 60. Thông thường chúng ta có thể nếm được 100.000 vị trên lưởi. Các vị này chúng ta chỉ nếm được phân nửa khi già và đến tuổi 60 thì không còn ngửi và nếm một cách chính xác được nữa.

19./ Sinh sản mất khả năng từ năm 35. Khả năng sinh nở của phụ nữ bắt đầu giảm sau tuổi 35, vì số lượng và chất lượng trứng trong tử cung giảm xuống.

20./ Tóc lão hóa từ tuổi 30. Thông thường cứ 3 năm thì tóc cũ sẽ được thay thế toàn bộ tóc mới. Và đến năm 35 tuổi thì tóc không còn đen nhánh nữa mà ngã màu đen xám và rụng dần đi.

Ta không chống được sự lão hóa của cơ thể, nhưng có thể làm chậm lại bằng cách rèn luyện: 2 Dưỡng và 10 Pháp.

2 DƯỠNG SINH

1. DƯỠNG TÂM

Những điều bạn có thể làm để nuôi dưỡng tâm hồn

Hãy áp dụng những thói quen lành mạnh ngay bây giờ để giúp nuôi dưỡng tâm hồn, trí não.

 

Thanh lọc lành mạnh

Dành thời gian để buông bỏ những thứ không còn giá trị đối với bạn về mặt cảm xúc, tinh thần và thể chất là cách để nuôi dưỡng tâm hồn.

Những gì bạn còn lại là những người và những thứ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc nhất, được yêu thương và ủng hộ.

 

Dành thời gian ngoài thiên nhiên

Cây cối, hoa cỏ và ánh nắng mặt trời đều giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng và cảm thấy được nuôi dưỡng tận sâu trong tâm hồn.

 

Dành thời gian với những người khiến bạn hạnh phúc

Bạn bè và người thân là những điều tuyệt vời. Mời một người mà bạn thích cùng xem một bộ phim vui nhộn, đi dạo hoặc chỉ nói chuyện điện thoại.

Con người ai cũng muốn được lắng nghe và được yêu thương, bất kể điều gì xảy ra. Vì vậy, hãy giữ lấy những người có thể làm điều đó cho bạn.

 

Thiền định

Dành một vài phút để tĩnh lặng, lắng nghe những suy nghĩ của chính mình sẽ rất tốt cho tâm hồn.

 

Làm tình nguyện viên

Cho đi là cách tuyệt vời để nuôi dưỡng tâm hồn. Điều tuyệt vời hơn nữa là có rất nhiều cách bạn có thể cho đi.

 

2. DƯỠNG ĐỨC

- Bố thí: Bản chất của con người là luôn muốn được, có thêm, nhiều hơn nữa, ít khi biết thế nào là đủ và thường không biết thỏa mãn với những gì mình đã có. khiến lòng tham, trổi dậy. Việc bố thí, mang cái của mình để cho người khác mà không toan tính, so đo, không mong cầu hồi đáp chính là cách để dẹp bỏ lòng tham, sự vị kỷ đó.

- Gìn giữ tâm trong sạch: không nói dối, không vu oan cho người khác, không xuyên tạc sự thật…

- Nhẫn nhịn: Ông bà có câu “Một điều nhịn, chín điều lành” có nghĩa là thay vì tranh cãi, chúng ta nhẫn nhịn, không gây thêm thù oán, không châm thêm lửa giận, không để giận dữ xui khiến mình làm việc ác.

- Trí tuệ: Trí tuệ ở đây không dừng lại ở nghĩa là học cao hiểu rộng, kiến thức uyên bác mà còn bao hàm nghĩa là sự nhận thức sáng suốt về mọi người, mọi vật. Người có trí tuệ là người có chánh kiến, không mê tín dị đoan, không si mê, tà kiến.

- Phục vụ người khác: Làm việc với cái Tâm tịnh, thỏa mái, vui vẻ, hân hoan, từ những việc nhỏ bạn làm hàng ngày như nấu cho người khác một bữa cơm, chăm sóc người lúc ốm đau…

- Lòng tri ân,    Yêu quý và biết ơn khi nhận được lợi ích tinh thần và vật chất dù rất nhỏ đời thường cuả mọi người.  

- Có tinh thần trách nhiệm:  giữ lời hứa và làm điều gì đều với tinh thần trách nhiệm, không bỏ cuộc.

- Khiêm tốn: Khiêm tốn là đức tính đáng quý, người khiêm tốn thường được quý mến, người kiêu căng ngạo mạn thường bị ghét bỏ, tránh xa.

10 PHÁP DƯỠNG SINH

1. Chải tóc bằng lược gỗ hoặc bằng các ngón tay

Có nhiều huyệt đạo trên đầu, có thể khơi thông tất cả các loại kinh tuyến bằng cách chải tóc bằng lược gỗ hoặc tay.

Mát xa đầu có thể tránh được tình trạng rụng tóc và các hiện tượng bệnh lý ở đầu khác. Vì vậy, thường xuyên chải tóc bằng lược gỗ hoặc các ngón tay, xoa bóp đầu có ý nghĩa rất lớn trong việc dưỡng sinh và tăng cường sức khỏe.

 

2. Cố gắng đi bộ thay vì xe

Hãy chọn cơ hội để được đi bộ thay thế đi xe và các phương tiện khác là một cách tốt để duy trì sức khỏe.

 

3. Ngâm chân

Có rất nhiều huyệt đạo ở lòng bàn chân, chúng được bố trí chằng chịt và phổ biến ở hầu khắp lòng bàn chân.

Nhiệt độ của nước ngâm chân khoảng 40-50 độ. Mặt khác, bạn nên ngâm chân trước khi đi ngủ có tác dụng tốt hơn.

Có thể thêm các loại lá ngải cứu, gừng tươi…

 

4. Ăn/uống canh trước bữa ăn

Ăn canh trước bữa ăn cũng là một cách tốt để duy trì sức khỏe.

Đây chính là giải pháp ăn uống khoa học, mang lại hiệu quả chăm sóc sức khỏe rất hữu ích trong việc kéo dài cuộc sống.

 

5. Chạy bộ chậm

Chạy bộ chậm có tác dụng tốt trong việc phục hồi chức năng của cơ thể, bài tiết dopamine của cơ thể, nó có thể có tác dụng chống lão hóa rất hiệu quả.

 

6, Ăn chậm nhai kỹ

Ăn chậm nhai kỹ có thể làm giảm áp lực lên dạ dày và ruột, từ đó có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả, ăn uống đúng cách sẽ hiệu quả hơn rất nhiều trong quá trình dưỡng sinh.

 

7. Thường xuyên mỉm cười

Một nụ cười có thể đạt được hiệu quả tốt cho sức khỏe, đặc biệt là khi cười vào buổi sáng làm cho tâm trạng của bạn dễ chịu hơn.

 

8. Thực hiện các động tác kéo giãn cơ thể

Kéo giãn cơ thể như vươn vai, ưỡn ngực hay kéo toàn bộ chân tay ra các hướng khác nhau có thể thúc đẩy lưu thông máu và đẩy nhanh quá trình lưu thông và vận hành trong mạch máu. kéo giãn cơ thể sau khi làm việc có thể đạt được hiệu quả giữ sức khỏe tốt, mang lại lợi ích dưỡng sinh lâu dài.

 

9, Xoay mắt theo chiều kim đồng hồ

Mắt phản ánh sức khỏe và sự tinh anh, nhanh nhẹn của mỗi người. Đồng thời mắt còn liên quan đến rất nhiều mạch máu và kinh mạch trong cơ thể. Xoay mắt theo chiều kim đồng hồ giúp thư giãn các mạch máu và kinh tuyến, do đó làm giảm mỏi mắt và đạt được hiệu quả chăm sóc sức khỏe, trong dài hạn mang lại tác dụng dưỡng sinh tuyệt vời.

 

10. Massage bụng

Massage bụng cũng là một thói quen đơn giản có thể thúc đẩy nhu động ruột và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.

Xoa bụng có thể thực hiện trong những thời gian bạn rảnh rỗi, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.

Thực hiện xoa bóp bụng theo chiều kim đồng hồ đơn giản hàng ngày cũng là cách giúp phòng tránh sự xuất hiện sự tích lũy thức ăn thừa, cặn bã trong đường ruột, gây ra những tác hại bất lợi cho hệ thống tiêu hóa.

 

ST