Thứ Năm, 15 tháng 2, 2024

Tương Tư – Vương Duy (Dịch thơ: Hải Đà)

 

TƯƠNG TƯ – VƯƠNG DUY (Dịch thơ: Hải Đà)

Nước nam đậu đỏ đâm chồi

Xuân về thắm nở xinh tươi trĩu cành

Chàng ơi hái nhé cho nhanh

Đậu xinh gợi nhớ tình xanh diệu huyền

Vương Duy để lại khoảng 400 bài thơ, trong đó có những bài thơ thời trẻ bộc lộ tâm trạng của lớp tri thức có tài có chí không được dùng, sống trong cảnh hàn vi, còn bọn công tử quý tộc dốt nát lại giàu có, rong chơi xa hoa, truỵ lạc.

Do thú ưa thích một lối sống thanh tao, phong nhã, tâm hồn ông hoà nhập với cảnh sống thanh bình của làng quê yên ấm. Thơ ông miêu tả núi sông hùng vĩ, cảnh làm ruộng, gặt hái, lấy sự chất phác đôn hậu của đời sống dân chúng cần mẫn trên đồng ruộng làm nền. Thơ ông còn đắm trong tư tưởng hỷ xả từ bi của đạo Phật.

Ngoài tài thơ ra, Vương Duy còn sành âm nhạc, giỏi thư pháp và hội hoạ. Tranh sơn thuỷ của ông mở đầu cho lối hoạ Nam Tông. Người ta thường khen ông là: “Trong thơ có hoạ, trong hoạ có thơ” (Thi trung hữu hoạ, hoạ trung hữu thi). Ðối với Phật giáo đương thời, Vương Duy có địa vị cao trong Nam phái thiền tông. Người đời sau gọi ông là Thi Phật.

Nguồn: Thi Viện

Sơ lược tiểu sử tác giả:

Vương Duy (699-759) tự là Ma Cật, người huyện Kỳ (thuộc phủ Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây). Cha mất sớm, mẹ là một tín đồ thờ Phật suốt ba mươi năm nên Vương Duy chịu ảnh hưởng tư tưởng của đạo Phật. Ông tài hoa từ nhỏ, đàn hay, vẽ giỏi, chữ đẹp, văn chương xuất chúng.

Khi An Lộc Sơn chiếm kinh thành, Vương Duy bị bức bách làm chức Cấp sự trung, sau khi bị câu lưu tại chùa Bồ Ðề. Một hôm An Lộc Sơn mở đại yến tại ao Ngưng Bích, có các nhạc công của Lê viên tấu nhạc, khiến mọi người cảm xúc rơi lệ. Vương Duy nghe bài ấy cảm thương làm bài Ngưng Bích trì.

Sau khi loạn yên, Vương Duy được tha tội và phục chức, chính nhờ bài thơ này, và nhờ có Vương Tấn, đang làm Hình bộ thượng lang, xin giải chức chuộc tội cho anh. Về sau, Vương Duy làm đến chức Thượng thư hữu thừa.

ST

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét