CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ GIẢI QUYẾT MỘT CUỘC TRANH CÃI CHÍNH LÀ… ĐỪNG DÂY VÀO NÓ.
Trong giao tiếp hàng ngày của con người, có tám chủ đề nhạy cảm mà bạn luôn phải cẩn thận khi bàn luận. Đó là những chủ để nói chuyện vừa hấp dẫn nhưng cũng vừa dễ xảy ra nguy cơ “chiến tranh” nhất.
Tôi gọi chúng là Tám Chủ Đề dễ gây Bất Đồng Nhất
Nguyên nhân những chủ đề này dễ gây mất lòng là bởi phần lớn mỗi người chúng ta đều hình thành cho mình những quan điểm cố định và gần như bất biến về chúng. Và khi tranh cãi, chúng ta có xu hưóng “mắt thì mở to nhưng não thì khép chặt” để bảo vệ quan điếm của mình đến cùng. Kể cả khi bạn cãi thắng, bạn cũng chẳng được lợi lộc gỉ mà còn bị sứt mẻ các mối quan hệ!
Tám chủ đề dễ gây bất đồng đó là:
1. Tôn giáo; 2. Chính trị; 3. Gu thưởng thức cá nhân; 4. Ngoại hình; 5. Trình độ 6. Quan hệ bạn bè; 7. Sự thành đạt; 8. Quan hệ máu mủ.
Mỗi khi cuộc giao tiếp của bạn bắt đầu đụng chạm đến những chủ đề này, hãy làm theo ba bước sau, rổi bạn sẽ có một cuộc nói chuvện suôn sẻ và hạn chế tối đa mâu thuẫn:
Bước đầu tiên: Xác định xem đối tượng giao tiếp cùa bạn đứng về phe nào. Điều này cần được áp dụng kể cả khi bạn trò chuyện với nhiều người một lúc.
Kế đến: Nếu bạn đổng ý với quan điểm của người kia, hãy thể hiện sự đổng tình của mình một cách tích cực. Nếu không, hãy mỉm cười và duy trì quan điểm của mình một cách khiêm tốn nhã nhặn!
Cuối cùng: Quay trở lại bước thứ nhất
Bước thứ nhất quan trọng là bởi, nó đòi hỏi bạn phải tìm hiểu và tôn trọng quan điểm của đối phương. Nếu không làm được điều này, bạn sẽ đánh mất sự tôn trọng của đối phương dành cho mình, tự đưa mình vào những cuộc chiến không cần thiết, hành xử xấu tính và hủy hoại luôn khả năng thuyết phục của bản thân.
“Lý sự với thành kiến giống như chiến đấu vói một cái bóng”, Mildmay Từng nói. “Điều đó khiến cho người lý sự càng lúc càng tổn thương và hao mòn trong khi cái thành kiến kia vẫn trơ trơ!”
Chẳng may khi bạn có ý định gây sự với ai đó, trước đó hãy mỉm cười và hỏi họ rằng: ”BẠN nghĩ như thế nào?” hoặc “Cảm nhận của BẠN sao về vấn đề này?”
Tại sao ư?
Bởi vì những chủ đề nói chuyện nhạy cảm đó có thể động chạm đến quan điếm cố hữu và thể diện của người nghe, nhất là khi chính bạn là người chủ động đặt vấn đề! Khi đó, hãy lưu ý đến những câu trả lời của người nghe, vì chúng sẽ phần nào tiết lộ quan điểm và góc nhìn của họ,
Từ đó bạn có thể so sánh đối chiếu với quan điểm và vị trí của chính mình đế có thể diễn tiến cuộc trò chuyện suôn sẻ hơn!
Thực tế có vô số đề tài tưởng chừng nho nhỏ nhưng có thể khiến một cuộc trò chuyện đang bình thường bỗng dưng thành đấu khẩu hoặc thậm chí ẩu đả ngoài Tám Chủ Đề dễ Gây Bất Đổng Nhất mà tôi vừa nêu.
Chuyện tiền nong là ví dụ. Tiền vừa là khao khát, gánh nặng, nỗi sợ của tất cả chúng ta, vừa là nguyên nhân chính của nhiều sự cãi vã và xung đột. Rơi vào một cuộc tranh cãi quả thật không dễ dàng gì; nhưng giải quyết cuộc tranh cãi sao cho êm đẹp còn khó khăn gấp bội.
Trong giao tiếp hàng ngày của con người có hằng hà sa số những cái bẫy giao tiếp và chúng hoàn toàn có thể vượt ngoài tám chủ đề nhạy cảm kia cũng như ngoài sức tưởng tượng của bạn.
Chúng gây ra những xung đột cá nhân, sứt mẻ tình bằng hữu, sụt giảm doanh số kinh doanh, sự căm ghét và hận thù, những cuộc chia tay, ly dị và cả những vụ mưu sát.
Hãy hạn chế tối đa những câu nói kiểu này trong giao tiếp, nếu bạn không muốn “cái miệng hại cái thân”!
“Anh đã thay đổi quá nhiều, không còn là anh mà em Từng biết nữa!” (Bản Thân và Danh Tiếng)
“Cái áo mà mình tặng bồ hôm rồi làm mình cháy túi luôn đó. Mình tưởng bồ phải trân trọng và mặc nó thường xuyên hơn chứ!” (Tiền Bạc và Danh Tiếng)
“Tiền quan trọng với em đến thế sao?” (Tiền Bạc)
“Lẽ ra tôi không nên đồng ý kết hôn với anh. Tại sao lúc đó tôi ngu ngốc thế này hả trời?” (Tình Yêu và Danh Tiếng)
“Cưới anh ta, bồ sẽ chẳng được lợi lộc gì đâu Ị” (Bản Thân và Tình Yêu – Lời hứa hẹn Tương Lai)
“Con có bị bất thường gì không? Trong khi mấy đứa bạn gái của con có bồ hết trơn rồi, con làm gì mà đào mãi không ra một thằng?” (Tình Yêu và Danh Tiếng)
Trên đây là vài trong số những cái Bẫy Giao Tiếp có thể khiến một cuộc nói chuyện đang yên lành thành chiến trường ngay tức khắc.
Hãy luôn cố gắng chèo lái những cuộc giao tiếp của bạn tránh khỏi những cái bẫy này! Nếu không, hậu quả có thể nghiêm trọng hơn bạn tưởng đấy.
Còn nếu bạn cứ tự đâm đầu vào các cuộc tranh cãi, tôi sẽ không ngạc nhiên nếu sức khỏe và tinh thần của bạn càng lúc càng sa sút.
Chưa kể những sự bực bội cứ quanh quẩn trong tâm trí bạn đến nỗi khiến bạn mất tập trung, dễ gây sai sót hoặc tai nạn trong công việc như đóng nhầm vào ngón tay, té cầu thang, vấp ngã trên đường, lái xe bất cẩn, nói chuyện không đầu không đuôi với sếp, hoặc thậm chí là ăn đậu phộng bằng… dao mà không để ý.
Bạn nên làm gì khi chính mình bị đánh trúng tử huyệt và tổn thương?
Thứ nhất: Nếu bạn đã rời khỏi kẻ đã chọc tức bạn, đừng cố khơi gợi hay kích động lại chuyện bực mình. Thứ hai: Nếu bạn vẫn phải ở gần kẻ vừa chọc tức bạn, cần gì phải tự làm tổn thương mình thêm bởi một xích mích có thể hòa giải được?
Hãy yêu thương bản thân mình trước bằng cách cho qua mọi chuyện. Lấy lại huyết áp và nhịp tìm bình thường.
Tranh cãi là hậu quả của sự bất đồng.
Do vậy, cách tốt nhất để không xảy ra tranh cãi chính là hãy ĐỒNG TÌNH với đối phươngỊ
Hãy nói: “Anh nói chính xác!”… một cách thật lòng!
Khi đối phương tranh cãi, trách mắng, phê bình, xỉ vả hay hạ nhục bạn, họ làm thế vì động cơ cảm xúc cá nhân chứ chẳng phải vì sự bất đồng quan điểm. Chính Tử Huyệt Danh Tiếng thúc ép họ phải giữ thể diện, thể hiện uy quyền trước mặt bạn và làm ra vẻ họ mới là người đúng.
Chính vì vậy, cách hòa giải cũng đơn giản thôi: Hãy thể hiện sự đồng tình với anh ta! Hãy nói rằng anh ta đúng!
Sao? Bạn cảm thấy kỳ cục khi thừa nhận anh ta đúng chứ gì?
Mặc kệ, hãy làm như thế đi! Trừ phi đó là một mâu thuẫn hoặc tranh chấp có liên quan đến pháp lý, chìa khóa hòa giải ở đây vẫn là “một sự nhịn, chín sự lành” – giải pháp này tốt và có lợi hơn cho bạn về mặt cảm xúc.
Cách giải quyết này đồng thời giúp bạn duy trì mối quan hệ giữa hai bên, giữ gìn hình tượng và bảo vệ sức khỏe bản thân, cả về thể chất lẫn tinh thần.
Không tin thì cứ thử!
Đó chính là bí kíp đế bạn “chiến thắng” mọi cuộc tranh cãi, hòa giải các cuộc đấu khẩu và rèn luyện cho mình kỹ năng ứng biến khôn khéo hơn.
Cách tốt nhất để bạn rèn luyện kỹ năng vô cùng cần thiết này chính là tôn trọng quan điểm của tất cả mọi người – kể cả khi bạn, không đổng tình vói họ. Rồi bạn sẽ thấy, sự tôn trọng giúp bạn được nhiều hơn mất, và những người mà bạn giao tiếp cũng sẽ đáp lại sự tử tế của bạn một cách xứng đáng. Vì họ cũng là một con người có cảm xúc – giống như bạn vậy.
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét