Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhân sinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhân sinh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2024

Tôn trọng là một loại tu dưỡng

 

TÔN TRỌNG LÀ MỘT LOẠI TU DƯỠNG

 

Người thông minh, ưu tú thì đối với bất kể ai cũng sẽ tôn trọng.

Tôn trọng cấp dưới chính là một loại mỹ đức, tôn trọng khách hàng chính là một loại ý thức, tôn trọng đối thủ là một loại độ lượng, tôn trọng tất cả mọi người là một loại giáo dưỡng.

 

Ngày nọ, một ông lão ăn mày quần áo rách tả tơi, đầu tóc bù xù, trên người bốc ra một mùi hôi khó chịu đứng trước một cửa tiệm bánh ngọt náo nhiệt.

Những vị khách mua hàng đứng bên cạnh đều bịt mũi, nhíu mày, tỏ rõ thái độ ghét bỏ và khó chịu với ông ấy.

 

Nhân viên bán hàng quát to: “Đi ngay! Đi ngay đi!”

Người ăn mày lập cập lấy ra mấy đồng tiền lẻ bẩn thỉu và nói: “Tôi đến mua bánh ngọt! Loại nào là nhỏ nhất?”.

Ông lão chủ tiệm bánh ngọt đi đến, niềm nở lấy ra một chiếc bánh ngọt nhỏ và đẹp đẽ từ trong tủ kính đưa cho người ăn mày, rồi cúi người thật sâu xuống, nói: “Cảm ơn quý khách đã mua hàng! Hoan nghênh lần sau lại tới!”.

Người ăn mày vẻ mặt thất kinh rời khỏi cửa tiệm, dường như anh ta chưa từng được đối xử tôn trọng đến như vậy ở trong đời…

 

Cháu trai người chủ tiệm bánh thấy lạ liền hỏi: “Ông nội! Sao ông lại niềm nở với người ăn mày bẩn thỉu đó như vậy ạ?”.

 

Chủ tiệm bánh giải thích: “Mặc dù đó là một người ăn mày nhưng cũng là khách hàng. Ông ấy vì để ăn được bánh ngọt của chúng ta đã không tiếc tiêu những đồng tiền khó khăn lắm mới kiếm được.

Thực sự là rất khó có được! Nếu ông không tự tay phục vụ ông ấy thì sao có thể xứng đáng với phần ưu ái của ông ấy giành cho chúng ta đây?”.

 

Cháu trai lại hỏi: “Đã vậy thì sao ông lại còn thu tiền của ông ấy ạ?”.

Người chủ tiệm bánh nói: “Ông ấy hôm nay đến đây là khách chứ không phải là đến ăn xin đâu cháu ạ! Đương nhiên, chúng ta phải tôn trọng ông ấy chứ! Nếu như ông không thu tiền của ông ấy, thì chẳng phải đã xử nhục ông ấy rồi sao?

 

Cậu bé nghe xong có phần hiểu nên gật gật đầu.

Ông chủ tiệm bánh này chính là ông nội của nhà kinh doanh, tỷ phú Nhật Bản – Yoshiaki Tsutsumi.

 

Tỷ phú Tsutsumi từng nói: “Năm đó, mỗi cử động của ông nội đối với người ăn mày đó đều khắc sâu vào trong tâm trí của tôi”. Về sau, Tsutsumi đã kể lại rất nhiều lần câu chuyện này cho nhân viên của mình nghe để họ học tập cách tôn trọng khách hàng.

 

Có thể nói, “tôn trọng” người khác cũng không phải là sự lễ phép xã giao mà nó đến từ sự hiểu, thông cảm và kính trọng người khác được ẩn sâu ở trong tâm hồn mỗi người.

Tôn trọng ấy không có hàm chứa bất cứ sắc thái lợi ích nào, cũng không bị ảnh hưởng bởi thân phận hay địa vị, đó mới là nét đẹp thuần túy nhất, chất phác nhất và cũng là sự báo đáp đáng giá nhất.

 

Có câu nói: “Lòng rộng một thước, con đường sẽ rộng một trượng”, hãy mở rộng tấm lòng đối xử tốt với người khác! Bất luận đó là người bạn yêu mến hay chán ghét, bất luận là bạn bè hay kẻ thù, đều phải tôn trọng họ. Đây chính là một loại dũng khí, cũng là một loại trí tuệ.

Theo phunugiadinh

Thứ Năm, 22 tháng 2, 2024

9 yếu tố khiến một người trở nên đặc biệt

 

9 YẾU TỐ KHIẾN MỘT NGƯỜI TRỞ NÊN ĐẶC BIỆT

Mỗi chúng ta là một bản thể riêng biệt với những nét tính cách được hình thành thông qua trải nghiệm và kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình trưởng thành. Khi nhìn lại, biết đâu bạn đã vô tình không nhận ra sự đặc biệt của bản thân cũng như của mọi người xung quanh?

 

Điều gì khiến bạn là một bản thể riêng biệt? 

Mỗi chúng ta là một cá thể độc lập với những sự khác biệt được hình thành ngay từ trong bụng mẹ. Thậm chí những cặp song sinh, dù có ngoại hình giống nhau, họ cũng có sự khác biệt về mặt sinh học và quá trình phát triển.

Mỗi chúng ta thừa hưởng gen di truyền của bố mẹ và là sự kết hợp của hai cá thể với những diễn biến tự nhiên phức tạp trong quá trình hình thành thai nhi. Vì thế, dù cùng huyết thống, mỗi đứa trẻ vẫn là một cá thể riêng biệt. 

 

Sự độc đáo được tổng hòa giữa hai yếu tố – bản sắc cá nhân và bản sắc xã hội (cách bạn tự nhìn nhận bản thân mình giữa đám đông cũng như cách người khác nhìn nhận bạn). 

Ngoài ra, độc đáo cũng là kết quả của hai yếu tố được các nhà khoa học gọi là Nature (Bản chất) và Nurture (Sự nuôi dưỡng) hay nói cách khác, đó là kết quả của sự phát triển sinh học và tác động của môi trường sống. 

 

Sự độc đáo ở mỗi cá nhân cũng được hình thành từ những yếu tố ngoại cảnh như môi trường sống, cách chúng ta được nuôi dạy và cách chúng ta lớn lên. Những yếu tố này bao gồm: niềm tin, đạo đức, lòng tự tôn và niềm đam mê. Chúng thậm chí có thể tác động đến IQ (chỉ số thông minh) và EQ (chỉ số cảm xúc) của chúng ta. 

https://www.elle.vn/wp-content/uploads/2022/09/16/495453/Nhung-dieu-thu-vi-ve-nguoi-Phap-730x410.jpg1. Những trải nghiệm

Trải nghiệm hay kinh nghiệm sống cũng góp phần hình thành nên nhân sinh quan của bạn. Yếu tố này cũng là một trong những yếu tố lớn nhất tạo nên sự độc đáo ở bạn. 

Trải nghiệm của mỗi người giống như một quyển sách lớn, và mỗi trải nghiệm mới là một trang sách mới tiếp nối cho “tác phẩm” đồ sộ mà bạn phải mất cả đời để viết nên.

 

2. Niềm tin cốt lõi của bạn

Kinh nghiệm sống và sự nhận thức là hai trong số các yếu tố hình thành nên niềm tin cốt lõi của một cá nhân. Niềm tin cốt lõi là những điều bạn chọn tin tưởng (có thể tiêu cực hoặc tích cực) mà bạn đã rút ra cho bản thân từ cuộc sống xung quanh và trong suốt quá trình trưởng thành. 

 

Niềm tin về bản thân và những người xung quanh, hay niềm tin về lẽ phải, ranh giới giữa thiện và ác… của mỗi người đều khác biệt. Bên cạnh đó, niềm tin cốt lõi cũng bao gồm cách chúng ta nhìn nhận về chính mình. Nếu một người có cái nhìn tích cực, họ sẽ nhìn nhận mình là một cá thể đặc biệt, biết cảm thông và tử tế. 

Tuy nhiên, niềm tin cốt lõi của mỗi người có thể thay đổi thông qua quá trình trải nghiệm cuộc sống. 

 

3. Kiểu thông minh của bạn

Thực tế, trí thông minh không chỉ thể hiện bằng chỉ số IQ. Bạn có biết, có đến tám kiểu trí thông minh khác nhau, bao gồm: trí thông minh ngôn ngữ, trí thông minh logic, trí thông minh không gian, trí thông minh vận động cơ thể, trí thông minh âm nhạc, trí thông minh tự nhận thức, trí thông minh giao tiếp, trí thông minh khám phá tự nhiên. Trí tuệ của mỗi người là sự kết hợp độc đáo giữa tám loại trí thông minh, từ đó tạo nên một bản thể độc nhất.

 

Đó là lý do vì sao có những cá nhân vô cùng nhạy bén với một loại trí thông minh, Nếu bạn từng cảm thấy việc học ngoại ngữ với mình thật dễ dàng nhưng bạn bè xung quanh lại khá chật vật , bạn chính là kiểu người sở hữu trí thông minh ngôn ngữ.

 

4. Khiếu hài hước của bạn

Khiếu hài hước của mỗi người là khác nhau bởi nó được hình thành dựa trên tri thức và trải nghiệm cá nhân của từng người.

Bên cạnh khả năng sẵn có, môi trường xung quanh cũng tác động rất nhiều đến khiếu hài hước của mỗi người. Những người sống ở các thành phố lớn có xu hướng tiếp xúc với nhiều tình huống thú vị góp phần hình thành nên khiếu hài hước của họ. Ngược lại, những người trưởng thành ở những vùng nông thôn thì lại ít tiếp xúc với những yếu tố gây cười hơn. 

https://www.elle.vn/wp-content/uploads/2022/10/12/499493/Lam-sao-de-ham-nong-mot-moi-quan-he-dan-nguoi-lanh-730x410.jpg

5. Trực giác của bạn

Trực giác là một yếu tố bẩm sinh có khả năng hỗ trợ mỗi người trong việc đưa ra quyết định. Một số người có trực giác vô cùng nhạy bén, số khác lại dựa vào suy luận và lý lẽ.

Tuy nhiên, dù trực giác có mạnh mẽ đến đâu, kinh nghiệm sống và sự học hỏi trong thời gian dài cũng góp phần quan trọng trong việc hình thành nên suy nghĩ độc đáo ở mỗi người. 

 

6. Cách giao tiếp của bạn 

Khả năng giao tiếp là một yếu tố cho thấy sự độc đáo của mỗi người, nó phản ánh suy nghĩ, niềm tin và tính cách của chúng ta. Một số người có xu hướng bày tỏ trực tiếp những suy nghĩ của mình, trong khi một số khác lại hạn chế thể hiện ra bên ngoài hoặc sử dụng ngôn ngữ hình thể thay lời nói. 

Một yếu tố đặc biệt khác nằm trong khả năng giao tiếp cũng làm nên sự độc đáo của bạn là sự lắng nghe. Người biết lắng nghe sẽ dễ dàng đồng cảm và thấu hiểu ý nghĩa trong lời nói của đối phương và tạo nên những kết nối sâu sắc hơn so với những người chỉ biết giao tiếp một chiều.  

https://www.elle.vn/wp-content/uploads/2022/10/18/500406/tao-dang-selfie-noi-len-tinh-cach-730x410.jpg

7. Những điều khiến bạn tò mò

Tùy vào cá tính, sở thích và khả năng của mỗi người mà họ sẽ tò mò về những thứ khác nhau. Nếu bạn là người có khiếu nghệ thuật, bạn sẽ hứng thú khi được tìm hiểu và học hỏi những bộ môn như đàn, ca hát, nhảy múa, nhiếp ảnh…

Mặt khác, nếu bạn tò mò về thế giới và những nền văn hóa khác nhau, bạn sẽ tò mò về những tín ngưỡng, phong tục và tôn giáo trên thế giới… 

Tò mò về điều gì đó và cất công tìm hiểu, học hỏi chúng vừa giúp bản thân bạn phát triển, vừa góp phần làm nên sự khác biệt trong bạn. 

 

8. Tính sáng tạo 

Sáng tạo là khả năng phát triển những ý tưởng mới, tận dụng những sự vật và thông tin xung quanh để cho ra đời những sản phẩm, những dự án mới mẻ, mang tính đột phá.

Có rất nhiều loại khả năng sáng tạo khác nhau như: khả năng hội họa, khả năng sáng tác thơ ca, văn chương, khả năng âm nhạc… Chính những khả năng sáng tạo ở những lĩnh vực khác nhau này là điều làm nên sự đặc biệt ở mỗi người. 

 


9. Những mối quan hệ xung quanh

Cũng giống trải nghiệm, mỗi người đều có những mối quan hệ khác nhau. Từ quan hệ gia đình, người yêu cho đến các mối quan hệ xã hội, đồng nghiệp đều góp phần định hình nên nhân sinh quan và các giá trị sống, giá trị đạo đức của chúng ta, tạo nên sự khác biệt ở mỗi người. 

 

Bên cạnh những yếu tố trên, còn rất nhiều yếu tố khác giúp hình thành nên sự đặc biệt ở mỗi người. Chung quy lại, điều thật sự khiến mỗi chúng ta trở nên khác biệt so với số đông chính là ý chí khám phá để học hỏi và chấp nhận bản chất thật của chính mình.

 

Cuộc sống của bạn chỉ thật sự trở nên đặc biệt khi bạn tự tin sống và kiên định với niềm tin cốt lõi của mình.

 

ST