Hiển thị các bài đăng có nhãn Thơ ca. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thơ ca. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2025

Bài thơ ”Tương tư” của Tản Đà

 

BÀI THƠ ”TƯƠNG TƯ” CỦA TẢN ĐÀ

Quái lạ, làm sao cứ nhớ nhau,

Nhớ nhau đằng đẵng suốt đêm thâu.

Bốn phương mây nước, người đôi ngả,

Hai chữ “tương tư” một gánh sầu.

Lời bình bài thơ "Tương tư" của Tản Đà

Bài thơ "Tương tư" của Tản Đà thể hiện một tâm trạng nhớ nhung sâu sắc trong tình yêu, với hình ảnh biểu tượng cho nỗi đau và sự khao khát gần gũi giữa hai người yêu nhau nhưng lại cách trở. Tuy lời thơ mang vẻ hờn trách, nhưng thực sự phản ánh được tình cảm da diết và chân thành của nhân vật trữ tình.

 

Bài thơ được mở đầu bằng sự khắc khoải về mối tình đơn phương, nơi nhân vật trữ tình nhớ người yêu như một lẽ tất yếu trong đời. Câu thơ đầu tiên đã thể hiện rõ tâm trạng này:

 

“Quái lạ, làm sao cứ nhớ nhau”

 

Nỗi nhớ ấy không chỉ đơn thuần là cảm xúc, mà còn là một trạng thái tâm hồn, đợi chờ những khoảnh khắc gặp gỡ.

 

“Nhớ nhau đằng đẵng suốt đêm thâu”

Thể hiện nỗi nhớ da diết, kéo dài không dứt của người đang yêu. "Đằng đằng" nhấn mạnh sự triền miên, không có hồi kết của nỗi nhớ, trải dài suốt "suốt đêm thâu". càng tô đậm thêm nỗi nhớ khắc khoải, không gian và thời gian như kéo dài vô tận.

 

"Bốn phương mây nước, người đôi ngả"

Vẽ nên một bức tranh rộng lớn, bao la, gợi lên không gian mênh mông, xa xôi và vô tận, làm nổi bật sự cách trở về địa lý giữa hai người. Sự đối lập giữa không gian rộng lớn và sự cô độc của con người càng làm cho nỗi buồn trở nên sâu sắc và da diết hơn.

 

"Hai chữ 'tương tư' một gánh sầu"

Tác giả không chỉ vẽ nên bức tranh tình yêu đơn phương mà còn khắc họa một cách tinh tế nỗi buồn trong tâm hồn con người. Đây là một minh chứng cho khả năng thể hiện nỗi niềm sâu sắc từ những điều giản dị nhất trong cuộc sống và tình yêu.

 

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2025

Càng khó càng yêu

 

CÀNG KHÓ CÀNG YÊU

Ca sĩ: BẢO THY

1. Đi đâu tìm ra được một niềm tin
Niềm tin mãi mãi chẳng phai tàn
Giữa thoáng chốc nghe nhịp tim rung động
Với những yêu thương.

Khi em lạc loài tìm một bờ vai
Bờ vai êm ái, ấm áp lúc em buồn
Hãy bước tới, đi tìm một hạnh phúc
Chẳng hề lùi bước.

Cứ cố gắng mãi cũng chẳng suy ra được
Chuyện tình mình sẽ đúng hay là sai
Chỉ biết có em
Muôn đời chẳng thể làm anh thất vọng.

Điệp khúc

Dù ngày mai đời đổi thay
Càng gian nan, càng yêu anh
Vì anh sẽ muôn đời chờ đợi
(Dù thân xác tan biến vào mây)
Dẫu hoa kia tàn phai theo gió giao mùa
Thì nụ cười này làm em ấm lòng.

Kệ thời gian lặng lờ trôi
Ngày trôi qua lại càng yêu
Để em vững tin vào hôm nay
(Để em vững tin vào giấc mơ).


Bao lệ em tuôn rơi hôm qua
Sẽ làm em biết rằng
Trong cuộc đời này hối tiếc
Chỉ như tiếng gió
Chạm vào nỗi nhớ những đêm lạnh giá.

* Xin hãy nắm tay em anh nhé.

Nhạc Hoa lời Việt. Ca sĩ: Bảo Thy

https://youtu.be/3DmeXKqTHoE

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2025

Hàn Mặc Tử - Một hiện tượng thơ độc đáo trong tư duy thơ Việt Nam

 

HÀN MẶC TỬ - MỘT HIỆN TƯỢNG THƠ ĐỘC ĐÁO TRONG TƯ DUY THƠ VIỆT NAM

"Ánh sáng" khác thường Hàn Mặc Tử

 

Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22/9/1912 tại ngôi làng Lệ Mỹ bên dòng Nhật Lệ, nay thuộc thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Hàn Mặc Tử bộc lộ một tài năng thơ ca từ rất sớm. Năm 16 tuổi, ông đã bắt đầu làm thơ và nổi tiếng trên thi đàn với bài thơ đầu tiên “Vội vàng chi lắm” họa vận bài Gởi nhạn của nhà thơ Mộng Châu. Thơ Hàn Mặc Tử thuở ban đầu mang đậm dấu cổ thi, chất trữ tình trong thơ ông là chất trữ tình cổ điển, với lối so sánh ước lệ và thể thơ Đường luật. Tuy nhiên, dẫu bắt đầu bằng những khuôn mẫu nhưng thơ của Hàn đã mầm mống xuất hiện những phá cách đầy táo bạo:

 

“Bóng nguyệt leo song rờ rẫm gối,
Gió thu lọt cửa cọ mài chăn”…
(Thức khuya)

 

Từ những năm ba mươi của thế kỷ, trong tư duy nghệ thuật của mình, Hàn Mặc Tử đã có ý thức đi tìm cái lạ và nung nấu thi hứng sáng tạo ở một cường độ cao: Thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử vô cùng phong phú và đa dạng như ông đã từng nói: "Vườn thơ của tôi rộng rinh không bờ bến. Càng đi xa càng ớn lạnh ".

 

Trữ tình gợi cảm trong đau thương

 

Trong cuốn: "Hàn Mặc Tử: một hiện tượng thơ độc đáo trong tư duy thơ Việt Nam", nhà phê bình văn học Đỗ Lai Thúy cho rằng: Có lẽ chính từ cuộc sống mỏi mòn trong bệnh tật, cô đơn, trong bóng đêm hoang hoải đầy ác mộng, ẩn ức, ám ảnh giữa thực và mộng của ông đã thăng hoa từ vô thức mà bừng lên những hình ảnh siêu thực trên cái nền lãng mạn:

 

“Không gian dày đặc toàn trăng cả

Tôi cũng trăng mà nàng cũng trăng”

“Nước hóa thành trăng trăng ra nước

Lụa là ướt đẫm cả trăng thơm”…

 

Đọc thơ của Hàn Mặc Tử, có khi người ta cảm thấy bứt rứt kinh khủng bởi lối nói đậm vẻ phương Đông vừa lộ liễu vừa kín đáo. Thơ ông không áp đặt người đọc phải cảm nhận những gì ông cảm nhận, những con chữ chỉ đóng vai trò đòn bẩy, là phương tiện mở ra những liên tưởng độc đáo, làm bật lên cảm xúc riêng biệt trong mỗi người, từ đó mà ta đón nhận những mỹ cảm một cách tròn đầy hơn.

 

“Trăng nằm sõng soài trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi
Hoa lá ngây tình không muốn động
Lòng em hồi hộp chị Hằng ơi”
(Bẽn lẽn)

 

Nhà thơ đã mở rộng "túi thơ" của mình để đón nhận và để dâng hiến. Nói chuyện tâm hồn mà vẫn giản dị như đời thường. Ngay cả trong những câu thơ hay nhất, mang chiều kích rộng lớn, bao la của vũ trụ ông vẫn dùng cách nói như thế:

 

Áo ta rách rưới trời không vá,

Mà bốn mùa trăng mặc vải trăng.

 (Lang thang)

 

Đây thôn Vĩ Dạ được giới thiệu trong sách ngữ văn lớp 11 và được coi là một trong những tác phẩm kinh điển miêu tả cảnh đẹp nên thơ của xứ Huế. bài thơ gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái có tên là Kim Cúc, quê ở thôn Vĩ Dạ, ngôi làng xinh đẹp nằm bên bờ sông Hương.

  

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

 

Thời điểm viết bài thơ này, Hàn Mặc Tử đã mắc bệnh nặng và nỗi nhớ Huế hẳn đã khiến ông day dứt khôn nguôi. Chỉ là ánh nắng buổi ban mai mà bừng sáng cả một bài thơ đẹp.

 

Gió theo lối gió, mây đường mây,

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,

Có chở trăng về kịp tối nay?

 

Gió và mây, hình ảnh thường tượng trưng cho đôi lứa gắn bó, song hành nhưng trong câu thơ của Hàn Mặc Tử, đó lại là cảm xúc chia lìa. Gió mây đã không chung đường nên bến sông cũng "buồn thiu" chỉ còn những bông hoa ngô ủ dột lay động nhẹ nhàng theo cơn gió.

 

Ngày 11/11/1940, Hàn Mặc Tử đã trút hơi thở cuối tại Quy Hoà. Ngôi sao ấy xẹt qua bầu trời thi ca Việt nhưng đã kịp để lại vầng sáng lạ lùng và dữ dội. Nửa đời người chưa qua hết nhưng Hàn Mặc Tử đã làm tròn sứ mệnh của mình, để lại cho nền văn học Việt Nam một đời thơ giá trị. Thật đúng như nhà thơ Chế Lan Viên đã nhận định: “Mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, còn lại chút gì trên đời này đáng kể, đó chính là Hàn Mặc Tử”… 

Theo Diệp Ninh (TTXVN)