QUAN NIỆM CỦA PHẬT GIÁO VỀ NHÂN QUẢ
Phật giáo là trường phái triết học – tôn giáo điển hình thuộc phái không chính thống và có ảnh hưởng rộng rãi, lâu dài trên phạm vi thế giới.
Sự có mặt của Phật giáo đã ảnh hưởng sâu rộng đến phong tục, tập quán và hoàn cảnh lịch sử – chính trị của dân tộc Việt Nam.
Một trong những ảnh hưởng tích cực có giá trị về nhận thức và thực tiễn là quan niệm về mối quan hệ giữa nhân với quả.
Theo quan niệm của nhà Phật, thuật ngữ “nhân quả” được hiểu: “Nhân là cái năng sinh, quả là cái sở sinh. Có nhân ắt có quả, có quả ắt có nhân. Theo Kinh Quán Vô Lượng Thọ: “Chuốc quả là nhân, Thu được là quả” Phật giáo chỉ ra rằng: “Nhân lành chẳng chạy hào ly, Muôn việc tóm lại đều quy ở người” Quan niệm về mối quan hệ nhân quả là một trong những giáo lý cơ bản của Phật giáo.
Nhà triết học nổi tiếng V.V. Nalimov cũng nhận xét: “Tham vọng làm chủ tự nhiên vô hạn độ đã đẻ ra một loạt hiện tượng tiêu cực ngày càng tăng:
Chỉ trong vài thế kỷ gần đây, sự phát triển công nghiệp đã làm mất đi gần 50% diện tích rừng nhiệt đới (từ 13, 6 triệu km2 xuống còn 7, 8 triệu km2). vô vàn những hậu quả tàn khốc không thể lường hết được.
Môi trường bị ô nhiễm, thổ nhưỡng bị phá hủy, khí quyển bị thay đổi, các bệnh tâm thần và mức độ sinh đẻ các trẻ khuyết tật gia tăng. Những vấn đề xã hội – kinh tế của quá khứ hàng thế kỷ nay tác động đến thế giới phương Tây, đã bắt đầu nhường chỗ cho những vấn đề sinh tồn…
Đó là sự từ bỏ khát vọng chiếm lĩnh tự nhiên. Là việc đi tìm những con đường mở ra khả năng tồn tại của con người trong sự hòa hợp với tự nhiên.
David Attenborough (sinh năm 1926) là một nhà tự nhiên học người Anh đã mô tả mức độ dân số của con người trên hành tinh là một bội số của tất cả các vấn đề môi trường khác.
Năm 2013, ông mô tả loài người là “một bệnh dịch trên trái đất” cần được kiểm soát bằng cách hạn chế sự gia tăng dân số.
Linkola (sinh năm 1932) là nhà sinh thái học sâu sắc và là nhà chính trị học đã coi dân số quá mức là mối đe dọa đối với toàn bộ sinh quyển.
Năm 2017, hơn 15.000 nhà khoa học trên thế giới đã đưa ra cảnh báo thứ hai cho nhân loại, khẳng định rằng sự gia tăng dân số nhanh chóng của con người là “động lực chính đằng sau nhiều mối đe dọa sinh thái và thậm chí xã hội”.
Quan niệm của một số nhà Thiền học Việt Nam về nhân quả
Tiếp thu và thực hành giáo lý “nhân quả” của nhà Phật, các thiền sư nước ta đã có những đóng góp tích cực làm phong phú tư tưởng triết học Phật giáo.
Một trong số đại biểu xuất sắc ấy là Tuệ Trung Thượng Sỹ (1230-1291). Tuệ Trung là học trò xuất sắc nhất của thiền sư Tiêu Dao – một nhân vật nổi tiếng cuối thời Lý.
Thơ văn Lý – Trần viết: “Tuệ Trung tu Phật mà không hề xuất gia, không giữ đúng các phép “tam Quy”, “ngũ Giới”, và có phần chắc vẫn có gia đình như mọi vương hầu khác.
Bằng trí xét đoán sắc sảo của mình, Tuệ Trung đã trở thành nhà Thiền học có bản lĩnh, có lý trí, không câu nệ ở giáo điều sách vở, biết đập vỡ thái độ khư khư bám víu vào khái niệm có sẵn, biết “hòa quang đồng trần”.
Tuệ Trung được Trần Thánh Tông (1240 – 1290) rất kính trọng, tôn làm sư huynh, và vua Trần Nhân Tông tôn làm thầy.
Tuệ Trung không những là bậc thầy trong đạo, mà còn là một minh sư xuất sắc, lỗi lạc.
Những lời dạy, những câu thiền của Tuệ Trung đã được Trần Nhân Tông cho khắc, in lại để truyền cho hậu thế. Không những thế, vua Trần Nhân Tông còn cho vẽ chân dung Tuệ Trung để thờ phụng.
Quan niệm về nhân quả của Tuệ Trung cũng giống với quan niệm của Trần Thái Tông (1218 – 1277) – người đặt nền móng cho phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Trần Thái Tông cho rằng, không thể có sự tập trung của tâm cao độ nếu thân tâm không trong sạch. Một khi đầu óc còn cháy bỏng bởi những khát vọng, ham muốn, ích kỷ, khi tâm tính mịt mờ bởi sắc đẹp, tình yêu và dục vọng, thì không thể có một quan niệm đúng đắn khách quan về sự vật hiện tượng.
Tuệ Trung đã có những đóng góp tích cực giúp vua Trần ổn định trật tự xã hội. Vì vậy, từ thế kỷ thứ X đến nửa đầu thế kỷ XIV, Phật giáo đã trở thành một yếu tố quan trọng trong kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam. Và, giai cấp phong kiến Việt Nam đã sử dụng Phật giáo để củng cố địa vị của mình, để thu phục nhân dân và ổn định trật tự xã hội.
\Những quan niệm trên đã có tác dụng tích cực trong giáo dục, đặc biệt trong bối cảnh nhân loại đang phải đối mặt với những thảm họa về môi trường mà ta đã nói ở trên.
Nguồn: PGS TS Triết học Nguyễn Đức Diện - Nghiên cứu Phật học 9/2021
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét