Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2023

Đối phó thế nào với người huênh hoang?


ĐỐI PHÓ THẾ NÀO VỚI NGƯỜI HUÊNH HOANG?

Ngoài đời không ít kẻ huênh hoang khoác lác, khi ta gặp phải những người đó thì cách ứng xử thế nao cho lịch sự.

Những người hay “cãi cùn” và đánh giá thấp ý kiến ​​của những người khác có thể làm nhiều người khó chịu. Phản ứng đầu tiên của chúng ta thường là tỏ ra khó chịu hoặc tức giận, nhưng “lấy độc trị độc” trong trường hợp này sẽ ít có tác dụng.

 

Thay vào đó, ta phải học cách giữ bình tĩnh. Nếu bạn cảm thấy không thể nói chuyện thêm với người này nữa vì họ cứ khăng khăng với ý kiến của mình và hạ thấp ý kiến của người khác, hãy lịch sự nói lời cảm ơn và ra dấu hiệu rằng cuộc đối thoại nên dừng lại tại đây.

 

Còn nếu bạn muốn chỉ ra cho người này thấy họ sai ở đâu, thì việc tốt nhất nên làm là giúp họ phát triển kỹ năng và hiểu biết liên quan đến vấn đề này.

Hãy tránh những câu làm tổn thương lòng tự trọng như “Bạn thì biết cái gì” hoặc “Bạn làm sao mà biết được”. Hãy thể hiện bạn có lắng nghe và có góc nhìn khác mà người đó nên tiếp nhận.

 

Câu nói như “Tôi hiểu rồi, nhưng thử tưởng tượng là vấn đề này xảy ra theo hướng khác nhé” sẽ giúp đối phương dễ dàng lắng nghe ý kiến của bạn hơn.

 

Đừng xem bản thân quan trọng quá…

DỪNG XEM BẢN THÂN QUAN TRỌNG QUÁ, CŨNG ĐỪNG HẠ THẤP KHẢ NĂNG CỦA MÌNH

Làm người, đừng đánh giá bản thân cao quá, cũng đừng tự cho mình luôn luôn đúng. Đối với ai đó, có khi bạn còn không đáng để nhắc đến, cũng không có gì gọi là đặc biệt.

Có bạn, trái đất vẫn quay; không bạn, thế giới vẫn sống an bình, không có gì thay đổi. Trên đời này, vị trí của ai cũng có thể thay thế được, chúng ta có là gì?

 

Con người sở dĩ cảm thấy thất vọng, phần lớn do trông đợi quá nhiều, kỳ vọng quá cao. Thông thường, càng để tâm nhiều, xem càng quan trọng, càng dễ tổn thương, càng dễ thua cuộc. 

Nên khi qua lại với người, hãy tự biết vị trí của mình để giữ lòng khiêm hạ. Đừng bao giờ đưa mình lên quá cao, cũng đừng quan trọng hóa vị trí bản thân trong lòng người khác. Ai trọng ai khinh, mình cần hiểu rõ để có cách ứng xử phù hợp.

 

Đừng cho rằng khi cho đi liền phải có ngay hồi đáp, vừa gửi chút ân tình bèn ngồi chờ thu hoạch. Có một số sự cho đi như dùng rổ múc nước, chẳng thấm là bao; một vài tình cảm như trăng đọng đáy hồ, chỉ có trong mộng. Nên phải tỉnh táo để nhận rõ và buông bỏ đúng lúc.

Khi chúng ta sống hết lòng, cho đi toàn bộ, sẽ ít nhiều hy vọng đối phương cũng như vậy với mình, rồi trông chờ hồi đáp, so sánh hơn thua, suy diễn đủ điều.

Làm như thế khiến việc cho đi của mình trở thành gánh nặng với người nhận, biến tình cảm thành yêu sách, tấm lòng thơm thảo đến mấy cũng thay đổi hương vị.

 

Vậy nên, đừng xem bản thân quan trọng quá, cũng đừng hạ thấp khả năng của mình. Và đừng quên: Điều bạn quan tâm thì nên trân trọng, không thích nhớ tránh xa, đừng khiến đối phương hiểu sai tâm ý, gây khó xử cho cả hai.

Còn lại, có gắng làm tốt bổn phận của mình là được.

 

Trích sách Làm Mới Vườn Tâm – Suối Thông biên dịch