Chủ Nhật, 2 tháng 1, 2022

Túi thơm phòng dịch bệnh của người xưa

 Túi thơm có nhiều hình dạng khác nhau. (Ảnh qua Kknews)

TÚI THƠM PHÒNG DỊCH BỆNH CỦA NGƯỜI XƯA

Một bảo vật bất ly thân phòng dịch bệnh của người xưa, đó là túi thơm. Túi thơm là một loại túi đeo, vì trong túi có chứa hương liệu nên có tên như vậy. Trong những ghi chép xưa, Túi thơm thường được buộc ở phần eo hoặc trên thắt lưng chỗ dưới khuỷu tay. Cũng có người buộc ở rèm giường ngủ hoặc trên xe ngựa.

Trong cuốn “Từ điển tượng trưng văn hóa Trung Quốc” của Học giả người Mỹ là Wolfram Eberhard có nói: “Trong một lần đại dịch, nghe nói Quảng Thành Tử y đạo cao minh, nên Hoàng Đế đến xin chỉ dạy phương pháp chữa trị dịch bệnh. Sau đó Quảng Thành Tử đã dùng hùng hoàng cho vào các gói và bảo Hoàng Đế hãy đeo nó bên người, kết quả đã chữa trị khỏi.” Do đó, từ thời thượng cổ, con người đã biết mang hương liệu trên người, đạt được tác dụng trừ tà phòng dịch.

“Quái đắc khinh phong tống dị hương, phinh đình Tiên tử duệ nghê thường”, ý chỉ mỹ nhân đời Đường không ai là không đeo túi thơm.
Đến thời Minh thịnh hành phong tục Tết Đoan Ngọ đeo túi thơm rất đa dạng, phong tục đeo túi thơm của những mỹ nữ phủ Khai Phong thời đó rất thịnh hành.

Tạo hình của túi thơm cũng rất đa dạng, có lỗ thông khí, dùng để phát tán mùi hương. Trên đỉnh có treo sợi tơ lụa, phía dưới buộc dây màu bện tết lại (bách cát) hoặc châu ngọc. Chất liệu túi thơm cũng rất phong phú, có cái dùng ngọc điêu khắc, có cái là dây vàng, dây bạc, điểm xuyết ngọc phỉ thúy và sợi lụa màu

Sách “Cựu Đường thư” – quyển 5 có chép: “An Lộc Sơn phản loạn, Huyền Tông chạy trốn khỏi Trường An, khi đi đến dốc Mã Ngôi, ban chết cho Dương Quý Phi, và an táng ở đó. Sau này Huyền Tông từ đất Thục trở về kinh đô, nhớ lại tình xưa, mật lệnh cải táng. Khi đào mộ cũ lên, phát hiện chiếc chăn màu tím ban đầu dùng để cuốn thi thể khi mai táng và cả thi thể đều đã mục nát, duy chỉ còn túi thơm là vẫn còn tốt”.

Tiếc là tài liệu cỗ không thấy ghi chất liệu thơm lá loại gì.

.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét