Thứ Sáu, 7 tháng 1, 2022

Đại dịch Covid-19, vấn nạn đối với giới trẻ châu Á

ĐẠI DỊCH COVID-19, VẤN NẠN ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ CHÂU Á

Gần 2 năm sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, số người trẻ tuổi ở châu Á thất học, suy dinh dưỡng hay trầm cảm ngày một tăng trong bối cảnh nhiều gia đình tại châu lục này vẫn chật vật đối phó với tình trạng mất việc làm và tài chính eo hẹp.

Số ca nhiễm không còn là 'thước đo' chính đánh giá về đại dịch Covid-19

Ngày 26/12, các chuyên gia y tế hàng đầu của Mỹ cho biết khi biến thể Omicron lây lan, không nên coi số ca nhiễm là một chỉ số chính để theo dõi đại dịch COVID-19. Thay vào đó, cần tập trung vào số ca nhập viện, số ca tử vong, số ca tái nhiễm và số ca nhiễm sau tiêm đủ liều cơ bản và tiêm tăng cường.

Tuy nhiên, đại dịch cũng giúp giới trẻ châu Á nhận ra tầm quan trọng của tính kiên cường và khả năng thích ứng. Nhiều bạn trẻ đã tạo dựng cho mình những kỹ năng mới hoặc tìm lại được niềm vui khi dành thời gian bên gia đình và người thân.

Cô Thanaporn Limrungsukho, 41 tuổi, cho biết 2 người con của cô, 5 tuổi và 8 tuổi đã thân thiết với nhau hơn sau đợt phong tỏa. Dù hai anh em vẫn còn châm chọe nhau, song cũng đã học được cách thỏa hiệp hoặc thương lượng với nhau.

Theo cô, đây là những kỹ năng quan trọng với trẻ. Trong khi đó, cô bé Ursula Merveille Virinesca, 10 tuổi, người Indonesia tâm sự đã học được những kỹ năng mới như vẽ, tô màu và tạo ảnh động trên ứng dụng điện thoại thông minh.

Tuy nhiên, đại dịch cũng khiến hầu hết những người trẻ tuổi ở châu Á bỏ lỡ cơ hội. Tại Indonesia - nơi có 25% dân số trong tổng số 270 triệu người, trong độ tuổi từ 10-24, đại dịch đã khiến các bậc cha mẹ đã đẩy con cái xa con đường học vấn, hoặc ép buộc con cái kết hôn để giảm gánh nặng tài chính.

Tại Thái Lan, thống kê cho thấy ít nhất 10.000 trẻ đã rơi vào cảnh thất học kể từ khi đại dịch bùng phát và dự kiến con số này có thể lên tới 65.000 trẻ vào cuối năm nay.

Bộ Giáo dục Malaysia cho biết từ tháng 3 đến tháng 7/2021, đã có 21.316 học sinh nước này bỏ học. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Ấn Độ, với 4,6% số trẻ em không đi học trong năm nay, tăng gần gấp đôi so với năm 2018.

Không chỉ vậy, đại dịch còn gây ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của giới trẻ châu Á. Ấn Độ ghi nhận số trẻ em suy dinh dưỡng cấp tính nghiêm trọng tính đến ngày 14/10/2021 tăng vọt, tới 91%, với 1,77 triệu trẻ, so với tháng 11/2020.

Cậu bé Pawan, 2 tuổi, là một trong những trẻ bị suy dinh dưỡng tại Ấn Độ. Cha của Pawan là một người làm công ăn lương, cho biết chỉ có thể kiếm việc 12 ngày trong 1 tháng, giảm 8 ngày so với mức trước khi xảy ra đại dịch. Mỗi ngày cha của Pawan cũng chỉ kiếm được 200 rupee (3,6 USD) và cả gia đình sống sót được nhờ kiếm ăn trong rừng và bán củi.

Cuộc đấu tranh sinh tồn này có lẽ ít gay gắt hơn ở khu vực đô thị, song giới trẻ ở các khu vực này lại phải đối mặt với nhiều vấn đề khi ở nhà quá lâu. Ông Jitendra Nagpal, bác sĩ tâm lý cấp cao ở Bệnh viện Moolchand tại thủ đô New Delhi, cho biết số trẻ em và thanh thiếu niên bị trầm cảm đã tăng gấp 3.

Nhiều trẻ kêu mệt mỏi và thiếu ngủ. Trên thực tế, các biện pháp phong tỏa và hạn chế đã khiến các trường học phải đóng cửa, việc dạy và học được chuyển sang hình thức trực tuyến. Học ở nhà trong thời gian dài, giảm tương tác khiến trẻ gặp các vấn đề tâm lý.

Bà Margaret Lim, 54 tuổi, người Malaysia cho biết 2 con của bà hầu như không đi ra ngoài, đứa con nhỏ của bà khá chán nản vì không được đi học, con lớn lại sợ mắc bệnh nên không hề bước chân ra khỏi nhà ngay cả khi Malaysia không áp dụng biện pháp phong tỏa.

Giới chuyên gia cho rằng thay đổi tâm trạng, mất ngủ, các vấn đề liên quan đến tập trung và hành vi dường như ảnh hưởng đến khá nhiều trẻ từ 5 tuổi đến thanh niên. Khảo sát của Bộ Trao quyền cho phụ nữ và Bảo vệ trẻ em Indonesia cho thấy có 13% số người được hỏi dưới 18 tuổi bị trầm cảm từ nhẹ đến nặng vào năm ngoái.

Nghiên cứu do các trường y hàng đầu tại Philippines thực hiện cho thấy đại dịch đã làm trầm trọng thêm các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần đối với trẻ trong độ tuổi từ 5-15. Theo nghiên cứu trên, chính nỗi sợ hãi và lo lắng nhiễm virus SARS-CoV-2, cùng việc gián đoạn thói quen hằng ngày và giảm tương tác xã hội ở trường học đã chất thêm gánh nặng đối với sức khỏe tinh thần của trẻ. Những học sinh đã tốt nghiệp còn có lý do khác, trở nên căng thẳng hơn – đó là thị trường việc làm.

Tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ tại Thái Lan, bao gồm những người từ 15 đến 24 tuổi, đã lên mức cao kỷ lục. Tỷ lệ của nhóm đối tượng này trong quý I/2021 đã tăng 7% so với quý IV/2019.

Dù đại dịch đã “phủ bóng đen” lên cuộc sống của giới trẻ châu Á, song không phải tất cả giới trẻ đều cảm thấy u ám. Như tâm sự của cô bé Almas Sumaiyah Mardhiah, 12 tuổi, người Malaysia, đại dịch đã giúp cô hiểu thêm về năng lực của bản thân, cải thiện tay nghề nấu nướng, giúp cô bé có thêm nhiều thời gian để thử nghiệm nhiều công thức mới.

(Thethaovanhoa.vn) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét