Thứ Hai, 10 tháng 1, 2022

Trái tim toả sáng tình người

TRÁI TIM TOẢ SÁNG TÌNH NGƯỜI

 

Với khối cơ nhỏ bằng nắm tay, trái tim đảm trách công việc của một nhà máy bơm lớn,  vận hành 5.000 lít máu một ngày đêm trên quãng đường chằng chịt các vi mạch, dài 60.000 dặm, vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng, các nội tiết tố, đem đến 80.000 tỷ tế bào, rồi thu hồi chất thải, chuyển về thận lọc thải cặn bã… tiếp tục chu trình tuần hoàn, với rất nhiều chức năng phức tạp và chính xác, liên tục cả trăm năm không ngưng nghỉ một giây. Mỗi phút tim tiết vào huyết dịch 10 chất tiết tố, lúc vận động nặng tiết 13 chất để điều hòa hoạt động của cơ thể tùy theo hoàn cảnh. Trái tim đã vận hành công việc của một nhà máy bơm đa năng phức tạp, đòi hỏi chính xác tuyệt đối, tất cả gọn gàng trong khối cơ mềm chưa đầy 1kg đảm trách việc hệ trọng tính mạng.

 

Đó là hoạt động cơ năng của trái tim, còn có hoạt động tinh thần nơi trái tim. Khi thành tựu thay tim thành công, xảy ra trư­ờng hợp người được thay tim xuất hiện một số cảm xúc của ng­ười hiến tim (Công trình nghiên cứu của tiến sĩ Paul Peasall: “Những thay đổi trong cấu trúc ghép tim đã tác động song song với các đặc tính nhân cách của người hiến tặng nội tạng”). Khi đó mới biết trái tim có hoạt động tinh thần, có cảm xúc riêng, độc lập với não bộ. Thức ăn của trái tim là tính thiện, những xúc cảm yêu thương rộng lớn làm cho tim hoạt động tích cực, giúp cơ thể làm việc không mệt mỏi. Đó là những người làm việc thiện ích cho lý tưởng cao đẹp, cho Hạnh phúc mọi người, họ làm nhiều việc mà ít ốm đau hơn những những người nhàn hạ.

 

Những việc làm sai quấy của não bộ làm trái tim day dứt không yên. Trái tim nhạy cảm không chịu nghe theo những việc lợi mình hại người. Nên nhiều khi bị người đời gọi là “trái tim mù loà”. Nếu có toan tính xấu từ não bộ thì trái tim sẽ phản ứng co bóp loạn nhịp, có thể tai biến tim mạch huyết áp. Trái tim có Phật tính canh giữ phần thiện tính của con người. Não bộ thì toan tính lợi cá nhân. Nếu có xung đột giữa Não và Tim, thì trái tim đau thắt, khó thở, loạn nhịp, huyết áp tăng. Vì vậy não bộ cần giác ngộ tính thiện mới giảm xung đột với trái tim. Lúc đó mới có nội tâm bình an.

 

Có ý kiến phản biện cho rằng: “Tuy như vậy vẫn có trái tim lạnh cảm gây bao chết chóc, ví dụ như sự kiện Thiên An Môn, sự kiện ngày 11/09… Trái tim không thể giúp ta vươn tới Chân Thiện Mỹ, chỉ có sống đúng lời Phật dạy mới có thể giúp ta giải thoát khổ đau...”

Ý kiến trên đã có nhầm lẫn lớn, những hành động độc ác đó không xuất phát từ trái tim. Trái tim không bao giờ đứng về phía cái ác. Não bộ có toan tính tham lam, vì sợ hãi, bị ép buộc, bị lừa đảo phải làm… có muôn vàn lý do để con người sẵn sàng chà đạp sự rung động của trái tim, đè bẹp tiếng nói trái tim, để thực hiện thủ đoạn tàn bạo của não bộ. Nhưng kết cục bi đát là không thể “bóp chết tiếng nói từ trái tim”. Dù có che đậy bên ngoài vô cảm, không tránh khỏi phán quyết đau thương từ trái tim, bị ân hận dày vò theo đuổi mãi.

 

Đạo Thiên Chúa, Đạo Phật là đạo yêu thương, đem tiếng nói Từ bi đến từ bên ngoài. Thiện tính trái tim có từ bên trong. Trong và ngoài cùng rung động theo tiếng gọi của yêu thương, mới có trạng thái Đắc Đạo. Mọi việc đều nhất quán với niềm vui khôn tả, có nội lực yêu thương từ trái tim, mới vượt qua mọi gian truân, đứng vững trước nghịch cảnh, hoàn thành những việc hữu ích cho nhân sinh.  Người theo tôn giáo mà không xuất phát từ rung động sâu thẳm nơi trái tim, chỉ rập khuôn thực hành tôn giáo bề ngoài, chính họ làm suy đồi mạt pháp.

 

Trái tim luôn bảo ban khích lệ chúng ta vươn tới vẻ đẹp Chân Thiện Mỹ. Trái tim là một bí mật kỳ diệu của Tạo hóa. Tuy không có tế bào thần kinh, nhưng trái tim có vai trò phán xét bộ não, không bao giờ che dấu được việc ác. Người biết sửa chữa tâm trí hướng thiện, mới có cuộc sống thanh thản với trái tim của mình.

Thông thiên học đã xác định vai trò chủ đạo của Trái tim: “Dẫu nơi nào trên cơ thể đều có bộ phận thần kinh, đều phải liên quan mật thiết với Trái tim. Nó là Đại trung tâm của các hệ thần kinh, gom thu tất cả những vi tế dù nhỏ đến mấy nó cũng thu, để rồi mới phân phối trở lại các tiểu trung tâm thần kinh và các trung tâm”. (thông thiên học  1952)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét