Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Thời đại Internet và các mạng thông tin



Internet cung cấp cho chúng ta rất nhiều thông tin và quan điểm, thì nó vẫn chưa đáp ứng được những kỳ vọng không tưởng của nó.
Những người bảo vệ truyền thông cũ phải đối mặt với hiện thực kinh tế: dù tốt hay xấu, hầu như bất cứ đứa trẻ sở hữu một chiếc máy vi tính nào thời buổi bây giờ cũng có thể cạnh tranh với họ. Điều này khiến doanh thu giảm mạnh và khiến họ phải cắt giảm số lượng lớn nhân viên của mình, những phóng viên điều tra và nhà báo nước ngoài, những người khiến họ trở nên đáng tin và xác thực ngay từ đầu. Những tin tức đắt giá mất nhiều năm nghiên cứu và nhiều tháng để thông báo không còn tính kinh tế nữa.
Vì vậy những người khổng lồ về truyền thông theo truyền thống bắt đầu trông ngày càng giống các đối thủ nghiệp dư của họ, trong khi các đối thủ nghiệp dư của họ thì tận dụng các chiến lược marketing để khiến họ trông đáng tin hơn so với thực tế.
Với sức mạnh của các máy tính được nối mạng, bất cứ ai cũng có thể lên mạng, lập một trang web và bắt đầu khạc mấy thứ nhảm nhí của họ vào không gian mạng, hy vọng có ai đó dừng lại một lát mà lắng nghe.
Trong khi TV và đài phát thanh mở rộng phạm vi của các mạng tập trung đến khán giả trên toàn thế giới thì internet sẽ mở rộng phạm vi của các mạng phân tán trên khắp thế giới.
  • Khi mạng tập trung của thông tin chiếm ưu thế, chúng ta nhận được ít thông tin nhưng phù hợp. Nguy hiểm của những mạng thông tin đó là chúng dễ dàng bị mục nát bởi các mục đích chuyên chế như Giáo hội Công giáo trong thời Trung cổ hoặc các chính phủ chuyên chế của thế kỷ 20.
  • Mạng phân tán khuyến khích nhiều thông tin có chất lượng thấp. Số lượng của thông tin nhìn chung chia rẽ dân số thành các phe phái chống đối lẫn nhau dựa trên bản sắc sắc tộc hoặc tôn giáo. Họ chỉ tin những người đưa tin được ưa thích của họ và không tin những người khác.
  • Trong khi các mạng thông tin tập trung thúc đẩy xung đột giữa các tổ chức chính trị, các mạng thông tin phân tán thúc đẩy xung đột trong các tổ chức chính trị.
  • Trong khi các mạng thông tin tập trung làm vững chắc và củng cố bản sắc văn hóa, thì mạng thông tin phân tán có xu hướng lật đổ và cách mạng hóa các bản sắc văn hóa. Đôi khi những cuộc cách mạng này là những bước nhảy vọt cho nhân loại (Triết học Khai sáng, nhân quyền, v.v) nhưng khi khác, nó chỉ là một đống cuộc đấu tranh theo cách thức tôn giáo, độc đoán.
  • Các mạng thông tin phân tán tạo ra sự đa dạng thông tin lớn hơn nhiều, nhưng tỷ lệ tín hiệu-tạp âm kém, khiến cho từng cá nhân phải điều hướng thông tin và cẩn thận chọn lựa những thông tin đáng đọc và thứ nào nên lờ đi.
  • Nói một cách đơn giản: những thất vọng của chúng ta đối với các phương tiện truyền thông—sự tiêu cực, những lời dối trá, đảng phái—chuyện này sẽ không thay đổi đâu. Tình hình sẽ không tốt hơn. Nó còn tùy vào chúng ta học cách điều hướng trong môi trường truyền thông. Để làm được điều đó, chúng ta phải hiểu được thông tin nào là quan trọng và hữu ích, và thông tin nào là tào lao.
Theo Markmanson.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét