Thứ Ba, 3 tháng 3, 2020

Làm thế nào để không quên những gì đã học


Mục đích của việc đọc các thể loại sách và blog trên trời dưới biển là gì nếu chỉ vài giờ sau bạn đã quên đi gần hết nội dung của nó?

 Lý do chúng ta luôn học trước quên sau …
Nhiều sinh viên dành cả kỳ học lao vào nhiều môn học khác nhau và đầu tư hàng giờ liên tục để đọc tài liệu, chỉ để quên sạch trong vài giờ sau khi kết thúc kỳ thi cuối cùng.

Nhà tâm lý học người Đức, Hermann Ebbinghaus, đã khám phá ra đường cong quên lãng – một khái niệm đưa ra giả thuyết về sự suy giảm khả năng ghi nhớ theo thời gian.

Đường cong quê lãng Ebbinghaus, theo đó thì chỉ sau 1h, chúng ta quên đến hơn 1/2 thông tin thu nạp. Và sau 1 tuần, chúng ta chỉ còn có thể nhớ khoảng 20%.

Đường cong quên lãng có độ dốc lớn nhất trong ngày đầu tiên, vì vậy nếu bạn không xem lại những gì đã học, thì khả năng cao là bạn sẽ quên gần hết thông tin và trí nhớ của bạn về nó sẽ tiếp tục giảm trong các ngày tiếp theo, cho đến cuối cùng thì chỉ còn sót lại vài mẩu thông tin rời rạc.

Trên tờ The Atlantic đã bàn về việc gia tăng thời gian sử dụng internet ảnh hưởng đến bộ nhớ của chúng ta theo hướng bất lợi.
Trong thời đại Internet, trí nhớ triệu hồi – khả năng bật ra một cách ngẫu nhiên thông tin có trong đầu bạn – trở nên ít cần đến. Nó vẫn có ích trong trò chơi hỏi đáp, hoặc ghi nhớ danh sách việc cần làm, song ở mức độ rộng hơn, Horvath nói, thứ được gọi là trí nhớ nhận diện quan trọng hơn. “Vậy nên miễn là bạn biết thông tin đó nằm ở đâu và cách thức để tiếp cận nó, thì bạn không cần phải nhớ nó làm gì,”

Học “tức thời” đang trở nên ngày càng phổ biến vì sẽ hiệu quả hơn, khi tìm kiếm thông tin bạn cần ngay lập tức thay vì lưu trữ những thông tin có thể hữu ích sau này. Kiến thức sâu không còn được đánh giá cao nữa – những thông tin nông, nhanh gọn và thiết thực lại hiệu quả hơn trong thực hiện công việc.
Chính bởi vì ta biết mình có một trí nhớ mở rộng, do vậy ta đặt ít nỗ lực vào việc ghi nhớ và thấu hiểu trọn vẹn các khái niệm và ý tưởng mà mình học.

Trong bài viết “Chứng rối loạn đọc marathon”trên tờ The Morning News, Nikkitha Bakshani phân tích ý nghĩa của thống kê này. “Đọc là một từ tinh tế,” bà viết, “song kiểu đọc phổ biến nhất lại là đọc theo hướng tiêu thụ: nơi chúng ta đọc, đặc biệt là trên internet, chỉ đơn thuần là thu thập thông tin. Những thông tin không thể trở thành kiến thức nếu như không “đọng lại”.

Chúng ta không thật sự đọc để học. Ta chỉ cảm thấy mình đang học gì đó bằng việc đọc và nhận diện từ ngữ trên màn hình. Những thông tin đó chưa phải là kiến thức, nhưng ta tự lừa mình tin rằng những gì đã vào trong đầu ta thì sẽ ở đó mãi mãi.

Nếu bạn đang nghiên cứu cho một bài kiểm tra hay cố gắng học một công thức/khái niệm phức tạp, hãy liên tục quay trở lại với thông tin đó. Mỗi lần quay lại với chủ đề mà bạn đang nỗ lực để hiểu, thì bạn càng củng cố ý tưởng đó vào bộ nhớ dài hạn của mình.

Hãy dành ra một vài giờ và cố gắng nhớ lại mà không nhìn vào bất cứ tài liệu nào. Nếu thấy vướng mắc, hãy đọc lại công thức/khái niệm đó và cố gắng nhớ lại một lần nữa trong vài tiếng sau.
Càng luyện tập nhiều bạn càng có khả năng lưu giữ và nhớ lại trong tương lai.

ST


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét