Tại sao thành công
trong trường học không đồng nghĩa với thành công trong cuộc sống
Chúng ta muốn giành thành tích tốt ở trường vì một lý do rất
đơn giản. Chúng ta được dạy rằng đó là con đường dẫn đến một cuộc sống tốt đẹp
sau này. Chỉ có một số ít trong chúng ta yêu quý điểm 10 vì chính nó, số còn lại
muốn đạt điểm 10 vì mong rằng một ngày nào đó sẽ có được một công việc tốt, một
ngôi nhà ấm cúng và sự tôn trọng từ người khác.
Nhưng đôi khi có một điều khó hiểu nhưng lại
rất hay xảy ra trong cuộc sống: ta thấy có những người hoàn hảo ở trường nhưng
lại thất bại trong cuộc sống, và ngược lại.
Ngôi sao ở trường, người luôn biết cách làm hài
lòng thầy cô, có thể giờ đây đang dậm chân tại một văn phòng luật bình thường,
hoặc là chuyển đến một vùng quê với hy vọng kiếm tìm điều gì đó tốt đẹp hơn.
Con đường thoạt nhìn có vẻ đầy hứa hẹn sẽ dẫn đến thành công, nhưng thực tế lại
chỉ để vùi xuống cát.
Chúng ta không nên ngạc nhiên vì điều này: chương trình học ở
trường không phải lúc nào cũng được thiết kế bởi những người có kinh nghiệm hay
tài năng trong thế giới bên ngoài. Chương trình học ở trường không được tạo ra
bởi những người thành công trong từng lĩnh vực trong cuộc sống tại đây và ngay
tại thời điểm này. Chương trình ấy bị ảnh hưởng bởi đủ kiểu tác động ngẫu nhiên
trong hàng trăm năm phát triển được định hình bởi, trong rất nhiều nguyên nhân,
chương trình học của những tu viện thời Trung cổ, những ý tưởng của vài
nhà giáo dục Đức ở thế kỷ 19, và những mối quan tâm của tầng lớp quý tộc. Điều
này góp phần lý giải nhiều thói xấu đã khắc sâu trong các trường học:
Họ dạy rằng nhữmg điều quan trọng nhất đã được
biết đến rồi, sau này ta có cố gắng đến mấy cũng chỉ đạt đến giới hạn đó mà
thôi. Chẳng những không giúp được gì, họ còn cảnh báo chúng ta về sự nguy hiểm
của việc sáng tạo.
Họ muốn ta phải giơ tay và đợi được gọi đến tên
mình.
Họ muốn ta phải đi hỏi xin sự cho phép của
người khác.
Họ dạy ta đáp ứng, thay vì thay đổi những kỳ
vọng vào bản thân.
Họ dạy ta xài lại những ý tưởng thay vì nghĩ ra
chúng.
Họ dạy ta tôn trọng và nghe theo những người có
quyền lực, thay vì giúp ta hình dung rằng thực ra chẳng ai biết có chuyện gì
đang xảy ra.
Họ dạy ta tất cả, trừ 2 kỹ năng thực sự quyết
định chất lượng cuộc sống của một người trưởng thành: Cách lựa chọn đúng nghề
nghiệp bản thân yêu thích, và cách để tạo dựng được những mối quan hệ trong xã
hội. Họ dạy ta bằng tiếng Latin và cách tính chu vi của đường tròn rất lâu
trước khi dạy ta 2 thứ quan trọng nhất trong cuộc sống: Làm việc và Tình yêu.
Không thể nói rằng cách để thành công trong
cuộc sống là rớt học, nhưng muốn có một cuộc sống tốt đòi hỏi ta phải làm hai
việc khó nhằn sau:
Làm một chàng trai hay cô gái ngoan ngoãn trong
vòng 20 năm, đồng thời đừng học kiểu thụ động theo tất cả những gì trường lớp
đang dạy ta. Hãy cứ tiếp thu những kiến thức được học ở trường, trong khi bản
thân luôn tìm tòi những cái mới, đồng thời "nổi loạn" một cách thông
minh và không do dự.
--------------
“Bố
mẹ Việt đang nhầm lẫn tai hại giữa: học Tốt và học Giỏi, nhiều phụ huynh cứ có
niềm tin mù quáng là con cứ học giỏi là chắc chắn là có "Tương Lai Hạnh
Phúc".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét