* Hậu quả về an ninh
quốc phòng
Lão hóa dân số khiến quân số sụt giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến an
ninh quốc phòng của quốc gia.
Một số quốc gia phải chấp nhận số đông người nhập cư nước ngoài để bù đắp sự
thiếu hụt lao động. Về lâu dài, người nhập cư sẽ sinh con đẻ cái và ngày càng
chiếm tỷ lệ cao trong dân số, người bản xứ sẽ dần bị lấn át và cuối cùng sẽ trở
thành cộng đồng thiểu số ngay trong chính đất nước mình. Quốc gia đó coi
như "bị thôn tính mà không cần tới súng đạn".
Richard Dawkins cảnh
báo rằng sự sụp đổ của các xã hội Tây Âu không phải là điều xa vời. Với tình
trạng này, thì tới khoảng năm 2050 - 2070, người Hồi giáo sẽ trở thành nhóm dân cư chiếm đa
số tại các nước Tây Âu. và văn minh Tây Âu bản địa dù thịnh vượng về kinh tế
song lại dần bị suy thoái và tàn lụi bởi nạn lão hóa dân số.
* Hậu quả về kinh tế
Xu hướng chung trong mọi xã hội người lớn tuổi tiết kiệm cao hơn
người trẻ, và mức chi tiêu cho hàng tiêu dùng lại
ít hơn. Tùy vào độ tuổi diễn ra sự thay đổi này. Một đất nước có dân số lão hóa
có thể chứng kiến tình trạng lãi suất thấp và tỉ lệ lạm phát thấp. Cũng
bởi người cao niên sẽ tiêu dùng ít hơn, các nước với tỉ lệ dân số già cao
thường có mức lạm phát thấp. Đồng thời, việc thiếu hụt lao động trẻ khiến tỷ lệ
tăng trưởng kinh tế, cải tiến kỹ thuật cũng bị sụt giảm.
Trước thực trạng lão hóa dân số đáng báo động, Chính phủ Nhật Bản đưa ra cảnh báo, vào năm 2060 gần
40% dân số nước này là người cao tuổi là trở ngại lớn với đà phục hồi tăng
trưởng kinh tế của Nhật Bản khi mà lực lượng lao động trẻ ngày càng ít đi. Do
người già chi tiêu ít hơn người trẻ nên thị trường tiêu dùng cũng bị tác động
xấu, doanh thu của các doanh nghiệp cũng bị sụt giảm, tình trạng phá sản của
doanh nghiệp sẽ tăng.
* Hậu quả về an sinh
xã hội
Hệ thống an sinh xã hội trải qua những khó khăn khi lão hóa dân số
gia tăng. Các chính sách hưu trí phúc lợi gặp phải những vấn đề khi tuổi thọ
con người được tăng lên. Số người phải nhận lương hưu nhiều hơn, thời gian
hưởng lương hưu kéo dài hơn, hậu quả là nguồn cung cho quỹ lương hưu bị thiếu
hụt. Nhiều nước đã thông qua các chính sách khác nhau để tăng cường nguồn lực
tài chính cho hệ thống hưu trí của mình, nhưng những khó khăn về thiếu hụt ngân
sách hưu trí vẫn hiện hữu.
Nhiều khoản chi tiêu bị đội lên do hiện tượng lão hóa dân số, bao
gồm những khoản từ nguồn tài chính công. Lĩnh vực chi tiêu lớn nhất ở nhiều
nước hiện nay dành cho chăm sóc y tế,
sẽ tăng lên chóng mặt kèm hiện tượng lão hóa dân số. Các chính phủ lúc này phải
đứng giữa hai lựa chọn khó khăn: hoặc phải tăng thuế, gồm cả thuế thu nhập và tiêu thụ, hoặc
phải hạn chế vai trò của chính phủ trong việc cung cấp các dịch vụ y tế. Các
nghiên cứu gần đây ở một số nước cho thấy sự tăng vọt trong chi phí chăm sóc y
tế phần nhiều là do giá thuốc và phí khám sức khỏe tăng cao, và tần suất sử
dụng xét nghiệm trong chẩn đoán y khoa trong mọi độ tuổi,
Khoản chi tiêu lớn thứ nhì của hầu hết chính phủ các nước là dành
cho giáo dục, kèm
với hiện tượng lão hóa dân số, khoản này có xu hướng giảm xuống, đặc biệt khi
số lượng người trẻ muốn tiếp tục học tập sau phổ thông ngày
càng ít đi khi nhu cầu xã hội càng lúc càng thúc ép họ mau chóng tham gia lực
lượng lao động.
Để đối phó với vấn đề lão hóa dân số, nhiều nước có xu hướng tăng
độ tuổi hưu trí từ 60 lên 65 nhằm giảm chi phí trợ cấp từ GDP.
Trong ba thập kỷ tới, tỉ lệ dân số là người cao tuổi sẽ dần tăng
lên, Châu Á và Châu Âu là hai vùng có số lượng quốc gia
đáng kể phải đối mặt với hiện tượng lão hóa dân số trong tương lai gần. Trong
vòng 20 năm tới, ở những vùng này, nhiều nước sẽ gặp phải tình trạng nhóm dân
cư trên 65 tuổi sẽ là thành phần đông đúc nhất xã hội và độ tuổi trung bình đạt
đến ngưỡng 50.
Hầu hết các nước phát triển (Hoa Kỳ là ngoại lệ đáng chú ý) có mức sinh
thay thế thấp (sub-replacement fertility), và sự tăng dân số phụ thuộc
phần lớn vào tình trạng nhập cư cùng với đà tăng dân số sẵn có, xảy ra từ các
thế hệ đông đúc trước đây hiện có tuổi thọ trung bình cao
hơn.
Trong số xấp xỉ 150.000 người qua đời mỗi ngày trên thế giới, khoảng
hai phần ba -100.000 người chết vì các nguyên nhân tuổi tác. Ở các nước
công nghiệp hóa, tỷ lệ này cao hơn nhiều, đạt mức 90%.
Canada là nước có tỉ lệ nhập cư trên đầu người cao nhất thế
giới, phần nào cũng làm giảm tình trạng lão hóa dân số ở nước này. Các nhà
nhân khẩu học Peter McDonald và Rebecca Kippen nhận định, "do sinh
suất hạ thấp xa dưới mức thay thế, mức di cư thuần thường niên cần phải đặc
biệt tăng cao để duy trì mục tiêu tăng trưởng dân số ở mức thậm chí zero"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét