Đa số chúng ta trong cuộc sống phải đảm nhận rất nhiều vai trò khác nhau, nhưng không có vai trò nào khó hơn và quan trọng hơn vai trò làm cha, làm mẹ của con cái ở lứa tuổi thanh thiếu niên từ 13 đến 19 tuổi – cái lứa tuổi “teenagers” mà khi nghe nhắc đến mọi người điều nhăn mặt, lắc đầu chịu thua! Những đứa con ngoan ngoãn, thuần tính, thích được lòng cha mẹ tự nhiên biến mất.
Có những bậc cha mẹ
thì nhất quyết muốn uốn nắn con theo ý mình và truyền thống của gia đình. điều
này thường gây ra sự xung đột và căng thẳng trong gia đình. Như vậy thì phải
làm thế nào?
Trong thực tế có nhiều
phương pháp giáo dục có hiệu quả tùy những hoàn cảnh và đối tượng, nhưng dưới
đây là một phương pháp khá phổ biến:
Thuận Theo Chiều Gió
Bạn nhìn những chiếc thuyền buồm căng gió chạy trên mặt nước, nó lướt nhẹ nhàng, vượt trên những đợt sóng, và tiến tới đích. Người lái thuyền buồm dựa trên các định luật vật lý căn bản để xoay cánh buồm theo chiều gió, lái mũi thuyền theo dòng nước và giữ cho thuyền luôn di động. Người lái thuyền luôn luôn để ý đến những nguyên tắc trên để thích nghi với các yếu tố trong thiên nhiên, ứng dụng môi trường mình đang có để đi đến đích.
Hướng dẫn con cái ở
tuổi thanh thiếu niên cũng như điều khiển một chiếc thuyền buồm. Cuộc đời con
cái chúng ta khi nào cũng đi tới, cũng có sự đổi thay. Dòng nước cuốn và cơn
gió thổi là những gì đang xảy ra trong cuộc sống của con . Chiếc thuyền buồm
cuộc đời các con đang di động. Chúng ta không thể bắt thuyền quay về hướng
chúng ta đã định cho con một cách gắt gao.
Khi thấy con đi sai
hướng, hãy nhìn hướng gió, dòng nước và điều chỉnh từ từ. Có thể con thuyền sẽ
đi lâu hơn mới về tới đích, nhưng nếu tiếp tục điều chỉnh và hướng theo chiều
gió, rồi nó sẽ đến đích. Điều quan trọng là không để mặc con thuyền trôi dạt
không định hướng hay quặt tay lái bắt đổi hướng bất thình lình. Cả hai phương
cách có thể làm con thuyền lạc hướng hoặc lật đổ rồi chìm luôn. Làm cha, làm
mẹ, chúng ta là người lái thuyền buồm – cần sự uyển chuyển và kiên nhẫn cũng
như cần quan sát, để ý, và nhận thức ngoại cảnh và các yếu tố ảnh hưởng chung
quanh đời sống của con. Thuận buồm, xuôi gió, thuyền sẽ đến đích!
Một câu chuyện có thật
phản ảnh nguyên tắc trên: Một gia đình có cô con gái học rất giỏi và rất được
bạn bè cùng thầy cô yêu quý. được bầu là vinh danh tại trường trung học và
được chọn là “prom queen” của năm lớp 10. tham dự rất nhiều sinh hoạt của
trường và có nhiều bạn.
Ở lứa tuổi này, em rất gần và trung thành với nhóm bạn của em, cả trai lẫn gái. Khi lên lớp 11, em hay đến nhà bạn chơi hay đi theo những sinh hoạt ở lại qua đêm do trường tổ chức. Dần dần mối liên hệ mật thiết với bố mẹ của em bị giảm đi. Mặc dầu em vẫn duy trì sự lễ phép trong gia đình và chuyên cần trong việc học, em ít tâm sự với bố mẹ như lúc trước.
Những buổi họp mặt gia
đình họ hàng bắt đầu vắng bóng em vì em bận học và bận tiếp xúc với bạn bè cùng
lứa. Một vài lần, bố mẹ đã phải hốt hoảng lấy xe chạy đi khắp nơi tìm em vì đã
quá nửa đêm không thấy em về. Đến khi về nhà, em thản nhiên giải thích là em
đến nhà bạn chơi, nói chuyện và ngủ quên ở đó. Bố mẹ bắt đầu gạn hỏi em rõ hơn
về những người bạn em thường giao du. Em thú thật với bố mẹ là đám bạn của em
là những người em đã từng quen biết lâu năm từ bậc tiểu học, bây giờ có những
bạn đã vào băng đảng, đã từng bị bắt và bị tù. Tuy nhiên, đối với em, những
người này vẫn là bạn thân thiết của em.
Bố mẹ em hoang mang.
Tục ngữ ca dao ta có câu, “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng,” nên bố mẹ khuyên
em nên tìm bạn mới. Em trả lời là những người bạn này cần em hơn lúc nào hết vì
họ đang gặp khó khăn. Bố mẹ băn khoăn nhưng hiểu là nếu cấm thì dễ dàng tạo sự
xung khắc và hai bên không còn trao đổi tâm sự được nữa. Một mặt khác, tâm lý
tuổi thanh thiếu niên, điều gì càng cấm càng có hấp lực mạnh hơn. Bố mẹ em đành
phải thuận theo vì không có cách nào hơn.
Từ đó, thỉnh thoảng bố
em tìm cách hỏi thăm về những người bạn này, nhất là những người đang ở trong
tù. Một hôm, em xin tiền bố mua quà vào tù thăm bạn thì không những bố em vui
vẻ cho tiền mà còn sẵn sàng chở em vào tù thăm bạn. Từ đó thỉnh thoảng bố đi
cùng em vào tù thăm những người bạn trong băng đảng của em. Trong thời gian
này, em tiếp xúc với đủ hạng người và bắt đầu chứng kiến những sự kì thị và bất
công trong xã hội nên có những lúc em chán nản và bỏ nhà theo bạn một vài ngày
cuối tuần mà không cho bố mẹ biết.
Bố mẹ đau khổ nhưng không tỏ thái độ ruồng bỏ hay thất vọng khi em trở về mà nhẹ nhàng khuyên nhủ em đừng nên vì quá lo cho bạn bè mà xao lãng chuyện học. Bố mẹ tiếp tục thay phiên chở em đi học buổi sáng và thỉnh thoảng cùng ghé vào nhà thờ cầu nguyện trước khi đến trường. Năm lên lớp 12 trung học, em bắt đầu ý thức sự khác biệt giữa em và bạn bè. Em bắt đầu hiểu là mọi người điều có cơ hội và trách nhiệm trong cuộc sống. Em không còn cảm thấy bị ràng buộc bởi những người bạn kia nữa và dần dần tập trung vào sinh hoạt ở trường và cuộc sống gia đình trở lại. Cuối năm, khi ra trường trung học, em đạt được điểm cao và lên đại học hệ thống U.C. dễ dàng. Mỗi khi nghĩ lại khoảng thời gian ấy, bố mẹ em còn rùng mình hãi hùng tưởng chừng như còn cơn ác mộng!
Chính nhờ sự uyển
chuyển và biết hướng dẫn con thuận theo chiều gió và điều chỉnh từ từ mà cơn ác
mộng ấy đã không thành sự thật. Ngày nay, cô con gái đó là một cô giáo trung
học thành công vì em biết và hiểu tâm trạng của học sinh mà em đang dạy. Nhờ sự
hướng dẫn khôn khéo và tình thương yêu vô bờ bến của bố mẹ, em trở thành người
hữu dụng và được những kinh nghiệm khó khăn của tuổi mới lớn để giúp người
khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét