Thứ Năm, 5 tháng 3, 2020

Đạo của Lão Tử


Đạo giáo của Lão tử là một trong ba truyền thống tôn giáo có ảnh hưởng lớn mạnh trong các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa: Nho giáo:(đạo Khổng của Khổng tử (551-479 TCN) Phật giáo (624 - 544 TCN) và Lão giáo (571-471 TCN)  

Lão Tử dùng Đạo để giải thích về nguyên lý của vũ trụ rằng: "Thiên hạ vạn vật sinh ư hữu (có), hữu sinh ư vô (không)". Vậy Nhất là Không, Nhị là Có, Tam là tổng hợp lại có với không, để nói lên quá trình sinh thành của vũ trụ. Đó là vũ trụ quan của Lão Tử, tuy quá đơn giản, nhưng rất khách quan và "vô hình", gần với khoa học hiện đại ngày nay cũng như Phật giáo cho tất cả đều do tạo hóa sinh ra vô hướng vô thần. Trái với vũ trụ quan "hữu hình", mà đời sau được đa số người Trung Quốc chấp nhận.


Triết lý “vô” - “hữu”, “có” - “không” biểu hiện trong hành động của con người là “Vô vi nhi vô bất vi”. Đó là điều cuối cùng Lão Tử muốn vạch ra trong toàn bộ tác phẩm của mình. Ở đây, Lão Tử không có ý bảo “vô vi” chỉ là “vô vi”, ông nói rõ “vô vi” mà vẫn “hữu vi” và là làm theo tự nhiên, vì chỉ có theo quy luật tự nhiên thì hoạt động mới có hiệu quả. Trong Đạo đức kinh, “Vô vi nhi vô bất vi” là tư tưởng khó hiểu nhất nhưng cũng sâu sắc nhất xuyên suốt nội dung tác phẩm.  

Lão Tử chủ trương: Nước nhỏ dân ít. Người cho rằng, với nước nhỏ dân thưa, thì ít có tranh chấp và dễ trị. Nhà nước chẳng phải nhọc lòng làm gì mà dân vẫn tự sống an lành. Lý luận đó của Lão Tử, lúc bấy giờ chẳng ai nghe theo, cả Khổng Tử cũng chẳng tin. Nào ngờ thế giới ngày nay lại có lối tư duy mới, chẳng hẹn mà gặp nhau với Lão Tử. Sau thời kỳ "Chiến tranh lạnh", có nhiều xứ khác nhau về dân tộc, tôn giáo trong cùng một quốc gia, đang đua nhau đứng lên tranh đấu, giành quyền độc lập tự chủ, như các nước cộng hòa trong Liên bang Sô viết, liên bang Nam Tư và khối dân miền bắc Iraq, Ấn Độ hiện nay, cũng như Mông Cổ, Tây Tạng của Trung Quốc từ trước. Trực diện với vấn đề này, quốc tế tuy chẳng tiện can dự trực tiếp, nhưng cũng không phản đối, thậm chí còn khuyến khích một cách gián tiếp nữa là khác. Đó là giá trị về chính trị.
.
Tuy nhiên, thuyết "vô vi" của Lão Tử dễ bị người ta mượn cớ trốn tránh trách nhiệm, nhất là những người công chức ăn lương nhà nước, lại có tâm lý tiêu cực, họ bảo nhau “ít làm ít lỗi, chẳng làm thì không có lỗi”.

Thuyết "vô vi" của Lão Tử không có nghĩa không làm gì, mà để sự việc phát sinh một cách tự nhiên trong sự hòa hợp với Đạo. dễ dàng, nhẹ nhàng và thoải mái. Nó là một trạng thái của sự im lặng nội tâm, vào đúng thời điểm, hành động đúng có thể xuất hiện mà không cần nỗ lực của ý chí. Vì vậy cần thực hiện những gì cần thiết, nhưng không vượt quá nhiệt tình và hành động mù quáng.



Văn hóa Trung Hoa xếp đạo giáo vào hạng thứ 3 sau khồng giáo và Phật giáo, nhưng ngày nay tư tưởng của Lão Tử lại gần gũi với sự phát triển khoa học và lối sống của xã hội văn minh đề cao giá trị tinh thần, thực hiện lối sống lành mạnh giản dị chân thật gìn giữ bảo vệ thiên nhiên, xa rời lối sống hưởng thụ, nhân tạo trái với tư nhiên, gây nên bao nổi khổ cho nhân loại từ kỹ thuật nguyên tử, hóa học, sinh học, trí tuệ nhân tạo …  Con người đang điên cuồng tự hủy hoại mình cùng với ngôi nhà chung là trái đất đến mức nhà vật lý thiên văn lỗi lạc Stephen Hawking (1942-2018) đã nêu lên sự cần thiết con người phải tìm đến hành tinh khác (càng sớm càng tốt) và dự đoán các sự kiện hủy diệt sự sống và Trái đất:

* Một loại virus gây chết người sẽ hủy hoại nhân loại
* Chiến tranh hạt nhân và sự thay đổi khí hậu
* Mối nguy hiểm của trí tuệ nhân tạo
* Người ngoài hành tinh khác xâm lược

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét