Một "trang trại cày lượt truy cập" - Ảnh: Jack Latham
BÊN TRONG ‘TRANG TRẠI CÀY LƯỢT VIEW’ TRÊN CÁC MẠNG XÃ HỘI
Đài CNN cho biết năm ngoái, nhiếp ảnh gia người Anh Jack Latham dành ra 1 tháng ở Hà Nội để ghi lại hoạt động của 5 cơ sở chuyên giúp tăng lượt truy cập và mức độ tương tác trên mạng xã hội.
“Khi sử dụng mạng xã hội, hầu hết mọi người đều không muốn gì ngoài được chú ý.
Với mạng xã hội thì sự chú ý của chúng ta là sản phẩm cho đơn vị quảng cáo và đơn vị bán hàng”, ông Latham chia sẻ với CNN.
Vào những năm 2000, sự phổ biến của mạng xã hội như Facebook, Twitter (nay là X) làm sản sinh nhu cầu quản lý tài khoản một cách chuyên nghiệp.
Doanh nghiệp cũng bắt đầu chạy đua gia tăng độ bao phủ lẫn tầm ảnh hưởng trong thế giới số. Dù chưa rõ “trang trại cày lượt truy cập” xuất hiện từ lúc nào, nhưng giới chuyên gia công nghệ vào năm 2007 từng cảnh báo về hình thức hoạt động này ở các quốc gia thu nhập thấp.
Sang những thập niên tiếp theo, “trang trại cày lượt truy cập” bùng nổ về số lượng đặc biệt là ở châu Á (Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, Philippines…).
Bất chấp các nước tìm cách hạn chế, các "trang trại" vẫn tiếp tục nở rộ nhanh chóng và thường tập trung ở nơi mà chi phí lao động cùng giá điện thấp cho phép vận hành hàng trăm thiết bị cùng lúc.
Giống công ty khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon
5 “trang trại cày lượt truy cập” mà ông Latham tiếp xúc nằm trong căn hộ hoặc khách sạn ngoại thành Hà Nội. Một số có cách thiết lập truyền thống với hàng trăm điện thoại được vận hành thủ công. Số khác sử dụng cách mới: điện thoại không có màn hình lẫn pin được nối dây và liên kết đến máy tính.
Một cơ sở là cả gia đình cùng làm, còn lại hoạt động giống doanh nghiệp. Đa số người làm cho “trang trại cày lượt truy cập” khoảng 20 - 30 tuổi. Ông Latham cho biết: “Trông họ giống những công ty khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon vậy.
Có rất nhiều thiết bị, điện thoại dựng thành tường. Chỉ cần một người để kiểm soát số lượng lớn điện thoại. Một người có thể nhanh chóng làm được việc của 10.000 người. Cơ sở vừa vắng vẻ lại vừa đông đúc”.
Trong “trang trại cày lượt truy cập”, mỗi cá nhân phụ trách một nền tảng. Ví dụ, một “nông dân” sẽ chịu trách nhiệm đăng nội dung và bình luận trên tài khoản Facebook hoặc thiết lập YouTube nơi họ đăng và xem video liên tục.
TikTok hiện là nền tảng phổ biến nhất tại 5 cơ sở ông Latham tiếp xúc.
Các “nông dân” cho biết dịch vụ của mình có giá chưa đến 0,01USD/lượt truy cập. Họ xem đây là công việc hợp pháp.
Lúc nghiên cứu về hoạt động này, ông Latham phát hiện thuật toán các mạng xã hội sử dụng thường đề xuất video có lượt truy cập tăng vọt.
Tạp chí Một thế giới
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét