Thứ Năm, 31 tháng 8, 2023

Trường học và trường đời

 

TRƯỜNG HỌC VÀ TRƯỜNG ĐỜI

“Trường học và trường đời” là một câu chuyện ngắn để người làm cha, làm mẹ giáo dục con cái. Kiến thức đâu chỉ ở giảng đường, nó nằm ở mọi điều trong cuộc sống.

Một người bạn củα tôi vừa ρhải đón cậu con tɾai đi du học ĐH được gần 1 năm mà bỏ giữa chừng về. Em kể là ở bển lạc lõng quá chịu không nổi. Không ρhải vì rào cản ngôn ngữ, nhưng tụi bạn tóc vàng có vẻ coi thường học sinh VN chỉ biết học, đời nhạt toẹt, nghèo tɾải nghiệm.

Nhiều khi sự coi thường đó chỉ ngấm ngầm tɾong ánh mắt, nên không thưa kiện ρhạt tội kỳ thị được.

Tụi nó khoe từng gaρ year đi làm thêm, đi du lịch nhiều nước, ɾồi đi Nam Phi làm từ thiện, ɾồi từng nhảy dù, lặn biển. Tới 18 tuổi tụi nó kiêu hãnh vì đã biết kiếm tiền, biết nấu ăn, biết tổ chức cuộc sống và có thể sống tự lậρ không nhờ vào bố mẹ.

Tụi nó tự hào vì giàu tɾong tinh thần, ngồi với nhau nói chuyện về tɾiết học, về chính tɾị, lịch sử, nghệ thuật, về sở thích… những đề tài mà SV Việt thường chỉ ngồi nghe, không chen vào được.

Những bạn nhạy cảm sẽ cảm thấy đó cũng là 1 kiểu coi thường ɾằng: Mày chả có gì, chỉ có tiền!

Bạn mình cũng kể: Khi sang Mỹ mình nhìn thấy tụi học sinh phổ thông học khá nhàn. “Chơi không à, tụ tậρ nhóm làm cái này cái kia hâm hâm”, nhưng hóa ɾa lượng kiến thức không hề ít.

Vì chương tɾình học ρhổ thông rất thực tế, nhìn như chơi mà hóa ɾa học rất sâu. Thậm chí có cả những cái nhỏ nhít lắt nhắt mà lâu nay mình không để ý, như tắm làm sao cho lẹ, không tốn nước, gấρ vớ sao cho khỏi lạc nhau, sắp xếp vật dụng trong nhà sao cho khoa học,..

Có lần nhìn thấy thầy giáo dắt một nhóm HS đi siêu thị, vui vẻ nhẹ nhõm. Nhưng ɾồi tɾong buổi đó tụi học sinh được học cách tính toán chi tiêu, ᵭánh giá bao bì, thiết kế, màu sắc tɾên quầy hàng, học đọc các thành ρhần ghi tɾên sản ρhẩm…

Học sinh được dạy chọn thực ρhẩm, chọn công ty sản xuất, chọn công ty phân phối. Dạy về đọc hạn sử dụng, cách sử dụng. Tụi nó uống sữa xong thì làm bẹp hộρ lại ɾồi cho vào thùng rác tái chế.

Nhà có tới 3 thùng rác, nếu bỏ lộn rác thải thường vào rác tái chế hoặc ngược lại là sẽ bị ρhạt. Tiền rác được tính tương ứng tɾên hóa đơn nước, nếu nhà nào xài càng nhiều nước thì cũng có nghĩa là nhà đó ρhải đóng càng nhiều tiền ɾác hơn.

Những điều nho nhỏ này HS ở mình thường không để ý! Ở nhà, thường các bé được ông bà và người giúρ việc chiều lắm, cơm nước mang tận bàn học. Khi đói thì chỉ cần mở tủ lạnh thấy gì thì ăn nấy, không cần để ý.

Đến khi di du học thì mới thật sự vất vả. Có bạn ρhải nhậρ viện vì ngộ ᵭộc thực phẩm, có khi chỉ vì hộρ sữa khui ra ɾồi để quên ở bàn ăn, tới tận sáng hôm sau vẫn tỉnh bơ rót ɾa ly uống.

Có nhóm du học sinh còn bị bắt phạt vì câu cá, bắt hải sản không đúng quy định, thậm chí bị bắt vì đã bắn chim tɾời để nướng ăn.

Tài liệu Y Tế Thế Giới nói 70% người Việt nhiễm HP dạ dày. Con số thực tế có thể còn cao hơn. Hic hic, Ở Bắc Mỹ, Pháρ, người Việt cũng vẫn đang đứng top tɾong mọi sắc dân về bệпh viêm loét dạ dày tá tràng, cần phẫu thuật. Thói quen ăn uống và sinh hoạt của chúng ta là nguồn gốc của rất nhiều bệnh tật.

Các ba mẹ ạ, con chỉ biết làm Toán, làm Văn, nói tiếng Anh mà không biết cách sống văn minh, thiếu tɾải nghiệm, không giàu có về vốn sống, thì thiệt thòi cho con quá!
Rất nhiều thứ quan tɾọng có thể học ờ nhà, ở xung quanh và miễn ρhí. Giảng đường đâu ρhải là nơi duy nhất để con học đâu!

Điểm số chỉ cần trong trường học và sau đó là chấm hết

 

ĐIỂM SỐ CHỈ CẦN TRONG TRƯỜNG HỌC VÀ SAU ĐÓ LÀ CHÂM HẾT

Trường đại học sẽ chẳng bao giờ dạy bạn rằng: Điểm số và bằng cấp là thứ 'ảo' mà chỉ cần tại những trường đại học và sau đó là một sự 'chấm hết'. Tất cả sự thật đằng sau là trường đời sẽ dạy bạn...

Cựu tổng thống Mỹ George W.Bush chưa bao giờ được đánh giá cao ở khả năng diễn đạt trước đám đông, nhưng ông cũng kịp thời ghi dấu ấn cho bản thân khi có một bài phát biểu khá sâu sắc và ý nghĩa lúc có mặt trong ngày lễ tốt nghiệp của các sinh viên trường đại học Southern Methodist.

Ông nói: "Đối với các bạn trẻ đã tốt nghiệp trong buổi lễ chiều nay với điểm số cao cùng học lực khá giỏi, tôi có lời khen, 'Làm tốt lắm.'

Và tôi cũng dành lời khen này cho các bạn học sinh trung bình: Các bạn nữa, cũng đều có thể trở thành tổng thống."

 

Với câu nói trên, cựu tổng thống Bush đang tự châm biếm bản thân khi chính ông cũng đã từng đạt được các điểm số rất lẹt đẹt khi còn học cao đẳng. Tuy vậy, cho đến ngày hôm nay - cựu tổng thống Hoa Kỳ lại là một trong những ví dụ kinh điển nhất về việc điểm số thời đi học sẽ không quyết định tương lai sau này của bạn, cũng như là minh chứng cho một cuộc sống luôn đầy ắp những khả năng vô hạn.

 

Và dù có thích Bush hay không, thì bạn vẫn không thể chối cãi rằng những gì ông nói trong bài phát biểu trên đây là hoàn toàn chính xác. Trên thực tế, còn nhiều cái tên khác trong lịch sử các tổng thống Mỹ cũng đã từng học rất tệ như John F. Kennedy, Lyndon B. Johnson và cha của Bush - cựu tổng thống George H.W Bush.

Bên cạnh danh sách các nhà lãnh đạo "học dở" của cường quốc số một thế giới này, chúng ta còn có thể kể đến những doanh nhân thành công; những con người đã không để dư âm trường học ngăn cản công cuộc chinh phục đỉnh cao vinh quang của mình.

Những cái tên nổi bật nhất đầu tiên có thể kể đến là Steve Jobs khi ông chưa bao giờ học xong đại học - cũng giống như Bill Gates và Mark Zuckerberg.

Các trường hợp tương tự như nữ tỉ phú trẻ tuổi nhất thế giới, Elizabeth Holmes, người vẫn đang là niềm cảm hứng cho cuộc cách mạng y học, cũng bỏ ngang đại học Stanford để theo đuổi ước mơ của mình.

Theo sau có thể kể đến tỉ phú Richard Branson - người bị chứng khó đọc và đã bỏ học từ năm 15.

 

Hãy nghe nhà vật lý thiên văn nổi tiếng Neil deGrasse phát biểu trong bài diễn văn của ông tại đại học Massachusetts Amherst như sau:

"Điểm số của bạn, hay còn gọi là GPA (điểm số học tập trung bình), sẽ dần trở nên lỗi thời và không bắt kịp với nhịp sống ngày một thay đổi của bạn. Hãy nhớ rằng cuộc đời không hỏi hay cần bạn phải trưng GPA ra để tìm việc làm tốt hoặc nhận lương cao hoặc được tuyển dụng. GPA thực sự rất quan trọng khi bạn còn ngồi trên ghế giảng đường, và - chấm hết!

 

Tựu chung, GPA sẽ không bao giờ là nhân tố có thể định hình cuộc sống sau này của bạn sướng hay khổ.

Sự thông minh là một nhân tố chủ quan, và thành tích học tập không phải là một cách chính xác để đo lường nó.

Sự thành công của một người học sinh hay sinh viên dựa trên khả năng thích nghi của người ấy với một hệ thống cố định - và đã là hệ thống cố định, thì đương nhiên không bao giờ có thể bì được với sự chuyển biến khôn lường ngày qua ngày của thế giới ngoài kia.

 

Tính cách của một con người, những kinh nghiệm, những mối quan hệ - và chắc chắn không bao giờ là điểm số, mới là những thứ sẽ có thể định hình cuộc sống của họ. Thành công đòi hỏi sự đam mê, sự kiên trì, trí tuệ cảm xúc và kĩ năng có thể hiểu cũng như biết quý trọng thất bại.

Đây cũng chính là lý do vì sao chúng ta thật rất nhiều học sinh hoặc sinh viên trung bình, những người chỉ đạt loại C, những người ít ai đặt niềm tim vào nhất, lại đang điều khiển thế giới. Họ là những cá nhân hiểu rõ nhất sự đấu tranh là gì, và đôi khi phải trải qua nhiều cơn thăng trầm cũng như thử thách hơn người ngoài thấy.

 

Nhưng tôi cũng không nói rằng bạn sẽ thành công nếu học cực tệ ở trường, nhưng là dù cho có học thật xuất sắc đi chăng nữa - bạn cũng đừng nghĩ rằng mình sẽ "ngon lành" khi bước vào đời. Điểm số chỉ là những con chữ tạm thời được phân bổ trên một trang giấy, còn thành công thực sự là những gì bạn làm khiến thế giới thay đổi và được công nhận.

Vì vậy, nếu có lỡ tốt nghiệp cao đẳng hay cấp 3 với điểm số trung bình. Đừng nản lòng. Cuộc sống đầy những biến động khó lường đi cùng với các nốt trầm bổng khác nhau. Và có thể bạn không tin, nhưng giáo dục thật sự chỉ bắt đầu sau khi bạn rời khỏi nhà trường và bắt đầu hành trình dấn thân vào đời.

Bạn có thể làm bất cứ việc gì kể cả bắt đầu với việc làm bán hàng nhưng bạn sẽ học tập được rất nhiều từ những công việc đơn giản nhất.

 

Không bao giờ ngừng học hỏi, không bao giờ từ bỏ và hãy luôn tận hưởng từng giây phút trong chuyến hành trình của đời mình."

 

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2023

Một mối quan hệ tình cảm kết thúc do đâu?

 

MỘT MỐI QUAN HỆ TÌNH CẢM KẾT THÚC DO ĐÂU?

 

Có vô vàn nguyên nhân khiến một mối quan hệ không thể đi xa. Những nguyên do chính khiến các mối quan hệ đổ vỡ bao gồm mục tiêu sống, giao tiếp không tốt, mất lòng tin, thiếu tôn trọng, mỗi bên có những ưu tiên khác nhau và hạn chế tiếp xúc thân mật giữa hai người…. sau đây ta sẽ đề cập đến 2 nguyên nhân thường gặp:

 

Giao tiếp kém hiệu quả.

Nếu cả hai hạn chế nói chuyện ít đến mức chỉ trao đổi về lịch học của con hay những việc vặt cần làm cuối tuần, thì giao tiếp giữa hai bạn chỉ mang tính giao dịch – không hơn không kém. Giao tiếp tốt nên bao gồm đa dạng nhiều chủ đề khác nhau.

Thậm chí cả khi giao tiếp tốt, bất đồng ý kiến là chuyện hoàn toàn bình thường.

 

Xung đột là không thể tránh khỏi và có nhiều cách để xử lý chúng thông qua những phương thức giao tiếp hiệu quả. Giao tiếp nên có sự thấu cảm, thấu hiểu, và lắng nghe chủ động. Không may thay, nhiều cặp đôi cảm thấy khó giao tiếp với nhau theo cách này.

 

Mặc dù nghe có vẻ hơi phản trực giác nhưng khi một cặp đôi khoe rằng mình chẳng bao giờ cãi nhau thì đó không phải là một điều tốt. Nó thường phản ánh sự thật rằng cả hai người đang né tránh xung đột.

Cái họ cố làm là không “rung lắc” chiếc thuyền hay đúng hơn là không đề cập những vấn đề khó khăn.

Thực sự, việc bộc lộ sự tức giận và tìm cách để trao đổi về nó sẽ tốt cho cả hai hơn là không hề có tí cãi cọ nào.

 

Trong một nghiên cứu thực hiện gần đây, các nhà khoa học đã phân tích phong cách giao tiếp đòi hỏi/rút lui ở các cặp đôi. Phong cách này mô tả những gì diễn ra khi một người thì hay đòi hỏi hoặc liên tục đay nghiến về một điều gì đó còn người kia tránh đối đầu và bỏ đi.

 

Nghiên cứu phát hiện ra rằng khi càng gặp khó khăn về tài chính, kiểu giao tiếp đòi hỏi/rút lui này lại xuất hiện với tần suất càng nhiều. Tuy nhiên, nó cũng có liên quan đến mức độ thỏa mãn thấp trong hôn nhân.

Nhưng điều gây ngạc nhiên ở đây là: những cặp đôi thể hiện thái độ biết ơn và công nhận nhau có thể vượt qua được dạng giao tiếp có vấn đề này.

 

Mục tiêu sống khác nhau.

Có thể cả hai bạn đều có những mục tiêu dài hạn khác nhau cho tương lai. Nếu bạn chưa từng dành thời gian thảo luận về chủ đề này, thì có lẽ bạn sẽ phiền lòng khi phát hiện ra những ước mơ và mục tiêu của người kia không hề giống với bạn.

Ví dụ, bạn có thể muốn tiếp tục theo đuổi đam mê sự nghiệp ở thành phố trong 5 năm tới. Nhưng người kia lại sẵn sàng ổn định luôn vào năm sau và lập gia đình ở một khu ngoại ô.

 

Khi bạn không thể thỏa hiệp hoặc vui vẻ thống nhất một con đường thì mối quan hệ sẽ trục trặc.

Theo đuổi những mục tiêu khác nhau không phải lúc nào cũng khiến mối quan hệ trở nên bi đát. Ví dụ, có thể mục tiêu của bạn sẽ ảnh hưởng những mục tiêu của người bạn ở cùng.

 

Một nghiên cứu mới xuất bản gần đây trên Tập san Lão khoa đã đi sâu tìm hiểu sự phụ thuộc qua lại giữa mục tiêu của những cặp đôi.

Nghiên cứu này thực hiện trên 450 cặp đôi, đã phát hiện ra những người trải qua một thời gian dài trong mối quan hệ thực sự có thể ảnh hưởng lên mục tiêu của người kia trong cuộc sống. Đây có thể là một cơ chế giúp giữ một mối quan hệ ổn định.

 

Tuy nhiên, đừng lấy việc dựa vào người khác làm giải pháp. Nếu một người muốn có con còn người kia hoàn toàn không muốn, hay một trong hai muốn sống nay đây mai đó và người kia lại chỉ muốn ở nơi mình lớn lên cho đến khi mình già và chết đi, thì điều này không hợp lý chút nào. Người phù hợp hơn với bạn biết đâu vẫn còn ở ngoài kia.

 

ST