Thứ Năm, 17 tháng 8, 2023

Cổ nhân dạy: "Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày"

 

CỔ NHÂN DẠY: "VAY GẠO KHÔNG VAY CỦI, MƯỢN ÁO KHÔNG MƯỢN GIÀY"

Sống ở đời, không tránh khỏi những lúc khó khăn phải vay mượn, nhờ vả những người thân tình. Điều này thể hiện tấm lòng tương thân tương ái, tĩnh làng nghĩa xóm. Tuy vậy người xưa dặn vẫn có một số điều cần lưu tâm. Tôi học được từ những lời dạy của cổ nhân những bài học thâm thúy mà đến vài nghìn năm sau vẫn còn nguyên giá trị. Điển hình nhất là câu nói: “Cho vay gạo không cho vay củi, cho mượn áo không cho mượn giày”. 

 

Cho vay gạo chứ không cho vay củi

Hiểu đơn giản nghĩa đen câu nói này khuyên chúng ta rằng nếu có ai đó đến nhà để vay mượn gạo thì có thể cho vay nhưng tuyệt đối không cho người đến xin củi. Trong 7 thứ thiết yếu "củi, gạo, dầu, muối, mắm, giấm và trà” thì củi vốn đứng hàng đầu, đại diện cho những trụ cột, những điều căn cơ nhất trong cuộc sống mà chúng ta bắt buộc phải giữ lấy.

 

Thời xưa, củi rất quan trọng với mọi gia đình. Không có củi thì không thể sưởi ấm trong mùa đông giá rét, dù nhà nào giàu có nhưng không có củi thì sẽ không có lửa để nấu ăn. Ngoài ra, gạo có thể đong đếm theo 1 bát gạo, 2 bát gạo, cho vay bao nhiêu thì sau này người kia có thể dễ dàng trả lại bất nhiêu. Nhưng củi thì không đo đếm được theo cách như thế. Để tránh hại mình hại người, làm khó đôi bên thì tốt nhất là đừng để bản thân rơi vào trường hợp khúc mắc ngay từ đầu.

Để tránh làm khó đôi bên thì tốt nhất là đừng để bản thân rơi vào trường hợp khúc mắc ngay từ đầu

Nhưng cổ nhân muốn con cháu hiểu câu này theo nghĩa đen, đó là gạo có thể giúp đỡ người nghèo trong lúc khốn khó cấp bách, có thể mang về nấu ăn được ngay. Còn cho vay củi là đang tạo sự lười biếng cho người khác. Ngay cả việc đi tìm củi để đốt lửa cũng không làm được thì cũng sẽ không có trách nhiệm làm việc trả nợ.

 

Củi tuy quan trọng nhưng không khan hiếm. Người chăm chỉ sẽ không thể thiếu củi. Người đi vay gạo có thể khó khăn và không có miếng ăn, nhưng người đi vay củi thì chắc chắn là lười biếng. Chúng ta dang rộng vòng tay giúp đỡ một người lâm vào tình cảnh khốn khó, giúp họ ăn no một bữa để có sức khỏe tìm việc để làm vào ngày mai. Nhưng với người lười, ỷ lại sẽ có người giúp thì đừng bao giờ cho họ vay những thứ thiết yếu.

 

Cho mượn áo, không cho mượn giày

Vì sao bạn có thể cho người khác mượn quần áo của mình nhưng lại từ chối việc cho họ mượn giày? Người xưa quan niệm rằng áo quần mang lại may mắn cho trẻ em. Người khác mượn áo là đang mượn một chút vận may của gia chủ mà không ảnh hưởng nhiều đến tài lộc trong nhà. Nhưng giày dép thì khác, bởi thời xưa chúng được kết lại bằng rơm. 

 

Người ta không chăm chỉ nhặt rơm về bện lại thành giày dép mới không có để đi. Ở đây cũng mang nghĩa tương tự với củi. Hơn nữa, giày dép chỉ có thể phù hợp với bàn chân người này chứ với người khác thì chưa chắc. Giày rộng gây khó khăn cho hoạt động và di chuyển. Tất nhiên là chúng ta đang sống trong thời hiện đại nên hiếm khi thấy người khác đến vay mượn nhà mình một lon gạo hay một tấm áo, một đôi giày. 

 

Tuy vậy câu nói “Cho vay gạo chứ không cho vay củi, cho mượn áo chứ không cho mượn giày” vẫn còn nguyên giá trị như vừa giải thích ở trên. Nó nhắc nhở mỗi người rằng trước khi tìm đến nhà ai hỏi xin sự trợ giúp, hãy xem điều đó có phù hợp với mình không, bản thân có xứng đáng để nhận thứ đó không. Vay mượng không chỉ thể hiện đạo đức tu dưỡng mà còn nói lên tấm lòng báo đáp của người đi vay.

 

Kết: Tôi thấy rằng đối với con người hiện đại, chúng ta có câu nói “cho cần câu chứ không nên cho con cá” cũng mang ý nghĩa tương tự. Nên tìm cách giúp đỡ tận gốc rễ để người khác có ý chí phấn đấu chứ đừng giúp họ có ý định ỷ lại vào sự thương hại. Giúp người là tốt, nhưng hãy trao lòng tốt đúng cách, đúng người.

Theo dienanh.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét