MỘT MỐI QUAN HỆ TÌNH CẢM KẾT THÚC DO ĐÂU?
Có vô vàn nguyên nhân khiến một mối quan hệ không thể đi xa. Những nguyên do chính khiến các mối quan hệ đổ vỡ bao gồm mục tiêu sống, giao tiếp không tốt, mất lòng tin, thiếu tôn trọng, mỗi bên có những ưu tiên khác nhau và hạn chế tiếp xúc thân mật giữa hai người…. sau đây ta sẽ đề cập đến 2 nguyên nhân thường gặp:
Giao tiếp kém hiệu quả.
Nếu cả hai hạn chế nói chuyện ít đến mức chỉ trao đổi về lịch học của con hay những việc vặt cần làm cuối tuần, thì giao tiếp giữa hai bạn chỉ mang tính giao dịch – không hơn không kém. Giao tiếp tốt nên bao gồm đa dạng nhiều chủ đề khác nhau.
Thậm chí cả khi giao tiếp tốt, bất đồng ý kiến là chuyện hoàn toàn bình thường.
Xung đột là không thể tránh khỏi và có nhiều cách để xử lý chúng thông qua những phương thức giao tiếp hiệu quả. Giao tiếp nên có sự thấu cảm, thấu hiểu, và lắng nghe chủ động. Không may thay, nhiều cặp đôi cảm thấy khó giao tiếp với nhau theo cách này.
Mặc dù nghe có vẻ hơi phản trực giác nhưng khi một cặp đôi khoe rằng mình chẳng bao giờ cãi nhau thì đó không phải là một điều tốt. Nó thường phản ánh sự thật rằng cả hai người đang né tránh xung đột.
Cái họ cố làm là không “rung lắc” chiếc thuyền hay đúng hơn là không đề cập những vấn đề khó khăn.
Thực sự, việc bộc lộ sự tức giận và tìm cách để trao đổi về nó sẽ tốt cho cả hai hơn là không hề có tí cãi cọ nào.
Trong một nghiên cứu thực hiện gần đây, các nhà khoa học đã phân tích phong cách giao tiếp đòi hỏi/rút lui ở các cặp đôi. Phong cách này mô tả những gì diễn ra khi một người thì hay đòi hỏi hoặc liên tục đay nghiến về một điều gì đó còn người kia tránh đối đầu và bỏ đi.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng khi càng gặp khó khăn về tài chính, kiểu giao tiếp đòi hỏi/rút lui này lại xuất hiện với tần suất càng nhiều. Tuy nhiên, nó cũng có liên quan đến mức độ thỏa mãn thấp trong hôn nhân.
Nhưng điều gây ngạc nhiên ở đây là: những cặp đôi thể hiện thái độ biết ơn và công nhận nhau có thể vượt qua được dạng giao tiếp có vấn đề này.
Mục tiêu sống khác nhau.
Có thể cả hai bạn đều có những mục tiêu dài hạn khác nhau cho tương lai. Nếu bạn chưa từng dành thời gian thảo luận về chủ đề này, thì có lẽ bạn sẽ phiền lòng khi phát hiện ra những ước mơ và mục tiêu của người kia không hề giống với bạn.
Ví dụ, bạn có thể muốn tiếp tục theo đuổi đam mê sự nghiệp ở thành phố trong 5 năm tới. Nhưng người kia lại sẵn sàng ổn định luôn vào năm sau và lập gia đình ở một khu ngoại ô.
Khi bạn không thể thỏa hiệp hoặc vui vẻ thống nhất một con đường thì mối quan hệ sẽ trục trặc.
Theo đuổi những mục tiêu khác nhau không phải lúc nào cũng khiến mối quan hệ trở nên bi đát. Ví dụ, có thể mục tiêu của bạn sẽ ảnh hưởng những mục tiêu của người bạn ở cùng.
Một nghiên cứu mới xuất bản gần đây trên Tập san Lão khoa đã đi sâu tìm hiểu sự phụ thuộc qua lại giữa mục tiêu của những cặp đôi.
Nghiên cứu này thực hiện trên 450 cặp đôi, đã phát hiện ra những người trải qua một thời gian dài trong mối quan hệ thực sự có thể ảnh hưởng lên mục tiêu của người kia trong cuộc sống. Đây có thể là một cơ chế giúp giữ một mối quan hệ ổn định.
Tuy nhiên, đừng lấy việc dựa vào người khác làm giải pháp. Nếu một người muốn có con còn người kia hoàn toàn không muốn, hay một trong hai muốn sống nay đây mai đó và người kia lại chỉ muốn ở nơi mình lớn lên cho đến khi mình già và chết đi, thì điều này không hợp lý chút nào. Người phù hợp hơn với bạn biết đâu vẫn còn ở ngoài kia.
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét