Thứ Tư, 23 tháng 8, 2023

Hệ lụy của thuyết tiến hóa

 

HỆ LỤY CỦA THUYẾT TIẾN HÓA

Phần lớn thầy cô giáo dạy sinh học tiến hóa ngày nay cũng không có nhiều thông tin, không đọc Darwin trực tiếp. Điều này rất đáng thông cảm, vì sách của Darwin trong một thời gian rất dài hầu như không có tại Việt Nam. Nguyên bản tiếng Anh nếu có cũng rất hiếm. Bản dịch tiếng Việt thì mãi cho tới gần đây mới ra mắt cuốn “Về nguồn gốc các loài” (On the Origin of Species). Trong khi cuốn “Nguồn gốc loài người” đến nay vẫn chưa có.

 

Nhưng không cần chờ đợi, chúng ta vẫn có thể biết rõ mọi sự thật, ấy là nhờ internet! Thật vậy, sự bùng nổ internet đã và đang làm thay đổi tình hình, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Bằng chứng là gần đây rất nhiều ý kiến của Darwin đã được công bố trên mạng, kèm theo những phê bình, chỉ trích, lên án, thậm chí kết tội gay gắt. Chỉ cần gõ “Darwin and Racism”, Google sẽ liệt kê ngay cho bạn hàng đống thông tin bổ ích. Chân dung Darwin sẽ lộ rõ.

 

Chẳng hạn, bài báo “Evolutionary Racism” (Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc theo Thuyêt Tiến hóa) trên trang Conservapedia viết:

Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc theo Thuyết Tiến hóa là một thứ triết học phân biệt chủng tộc dựa trên lý thuyết tiến hóa của Charles Darwin. Nó cho rằng loài người đã tiến hóa liên tục, và do đó một số chủng tộc sẽ tiến hóa hơn những chủng tộc khác. 

Nó thay thế đạo đức Thiên Chúa giáo (hoặc tín ngưỡng nói chung) bằng tư tưởng vô thần rằng “kẻ thích nghi tốt nhất là kẻ sống sót” (trong cuộc đấu tranh sinh tồn). 

Một thí dụ điển hình của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc theo Thuyết Tiến hóa là trường hợp anh thanh niên da đen Ota Benga bị đóng cũi cùng với khỉ trong chuồng khỉ ở Vườn thú Bronx. 

 

Các nhà tiến hóa học áp dụng quy luật “con vật thích nghi tốt nhất là con vật sống sót” vào loài người. Vứt bỏ đạo đức tôn giáo và thay thế bằng các luật tự nhiên, các nhà tiến hóa học nói rằng các chủng tộc trong loài người cũng giống như các loài động vật đấu tranh sinh tồn, trong đó kẻ mạnh sẽ thống trị và tiêu diệt kẻ yếu.

 

Tư tưởng phân biệt chủng tộc trong Thuyết Tiến hóa của Darwin có ảnh hưởng rất lớn đến thế kỷ 20, cuối cùng dẫn tới sự ra đời của Thuyết ưu sinh (Eugenics) ở Mỹ và Châu Âu. Thuyết này do một người anh em họ của Darwin là Francis Galton nêu lên đầu tiên, với tham vọng cải thiện bộ gene của con người bằng cách khuyến khích sự sinh đẻ của những người được coi là có phẩm chất mong muốn, đồng thời cản trở sự sinh đẻ của những người bị coi là có những phẩm chất không mong muốn.

 

Thuyết Tiến hóa của Darwin cũng có ảnh hướng lớn đối với Adolf Hitler. Hitler tuyên bố trong cuốn sách chủ yếu của ông ta, “Mein Kampf” (Cuộc đấu tranh của tôi) như sau:

Kẻ mạnh hơn phải thống trị và không được pha trộn với kẻ yếu, vì như thế là đánh mất sự vĩ đại của chính mình. Chỉ có những kẻ sinh ra yếu kém mới có thể coi điều này là độc ác, nhưng rốt cuộc thì anh ta vẫn chỉ là một kẻ yếu với năng lực hạn chế; vì nếu quy luật này không thắng thế thì khó mà hình dung được một sự phát triển cao hơn của các sinh vật sống có tổ chức”.

 

Ngày nay ai cũng thấy Hitler là “một gã điên rồ chống lại cả thế giới”.Nhưng tại sao “gã điên” ấy lại được dân chúng Đức những năm 1920-1940 nhiệt liệt ủng hộ? Không có sự ủng hộ của dân chúng Đức trùng trùng điệp điệp những năm 1920-1940 thì làm sao Hitler có thể lên cầm quyền và tiến hành cuộc chiến tranh thế giới? Xem lại những cuốn phim lịch sử giai đoạn này ta thấy rất rõ sự ủng hộ mạnh mẽ của dân chúng Đức đối với Hitler thời đó. Vậy cái gì đã làm cho Hitler được ủng hộ mạnh mẽ như thế?

 

Câu trả lời đã rõ: Người Đức thời đó, mặc dù rất thông minh, đã quá ngây thơ tin tưởng vào Thuyết Tiến hóa, tin rằng đấu tranh sinh tồn là lẽ tự nhiên, và kẻ sống sót là kẻ thích nghi tốt nhất! 

Nói cách khác, chẳng riêng dân chúng Đức, một bộ phận lớn trong loài người cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đã quá tin vào Thuyết Tiến hóa, cho rằng đó là một lý thuyết khoa học phản ánh những chân lý khách quan, rằng con người xuất thân từ động vật, vậy quy luật đấu tranh sinh tồn trong động vật phải được áp dụng vào xã hội loài người!

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét