Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2023

Tâm lý Bầy đàn (Herd Mentality)

 

TÂM LÝ BẦY ĐÀN (HERD MENTALITY)

 

Tâm lý bầy đàn, hay còn được gọi là tâm lý đám đông, là một hiện tượng tâm lý bị tác động sâu sắc bởi hành vi con người. Khi ta nhận ra và hiểu được sự ảnh hưởng của tâm lý bầy đàn, chúng ta có thể duy trì sự độc nhất và tự chủ của chúng ta mặc cho áp lực lớn từ xã hội.

Tâm lý bầy đàn có thể được quan sát ở cả các tình huống có thật đã xảy ra và trong giả thiết:

 

– Bong bóng thị trường chứng khoán: Nhà đầu tư có thể đi theo đám đông trong việc mua các cổ phiếu bị thổi phồng giá trị, gây ra bong bóng tài chính và những cú sụp đổ của thị trường sau đó.

Bong bóng dot-com và bong bóng nhà ở là những ví dụ rõ ràng nhất về cách tâm lý bầy đàn có thể gây ra sự bất ổn cho thị trường và mất mát tài chính.

 

– Xu hướng thời trang: Con người ta thường thu nạp những phong cách thời trang và nhãn hàng do ảnh hưởng từ xu hướng yêu thích của số đông.

Sự thu nạp nhanh chóng và bỏ rơi tức thời các xu hướng có thể gây ảnh hưởng đáng kể lên môi trường và kinh tế, như làm tăng lượng rác thải và gây căng thẳng lên túi tiền cá nhân.

 

– Truyền thông xã hội: Sự tràn ngập các nội dung gây bão và mong muốn “hùa theo” những tài khoản nổi tiếng hoặc tham gia vào các chủ đề lên xu hướng có thể có sự đóng góp của tâm lý bầy đàn.

Khi khi con người ta bị tiếp xúc chủ yếu với những nội dung trùng khớp với những niềm tin vốn có và cái họ vốn thích, sẽ củng cố thêm những định kiến cố hữu.

 

– Chuyển động chính trị: Thường thì con người ta sẽ đồng thuận theo những quan điểm và ý kiến phổ biến, ngay cả khi họ không hoàn toàn hiểu hay ủng hộ chúng.

Khi con người ta tham gia vào các nhóm có ưu thế thống trị xã hội, thường là do sợ bị tẩy chay hoặc hãm hại. Sự lớn mạnh của Phát xít Đức là một trong ví dụ như vậy.

 

Dấu hiệu của tâm lý bầy đàn.

– Sự thích ứng: Con người ta có thể thay đổi những niềm tin hay hành vi của mình để khớp với số đông, điều này có thể xuất hiện dưới nhiều cách, từ việc thu nạp những luồng ý kiến phổ biến trên mạng xã hội đến đi theo những xu hướng thời trang mới nhất.

 

– Sợ bị bỏ lại: Sự lo âu liên quan đến việc bị bỏ lại đằng sau có thể đưa đến những quyết định bốc đồng và liên tục cần phải cập nhật những tin tức, xu hướng và sự kiện mới nhất.

 

– Đàn áp sự bất đồng: Trong một số trường hợp, sự đàn áp này có thể “làm câm nín” những ý kiến phản biện, tạo ra một môi trường nơi những vấn đề tiềm ẩn và những quan điểm mới không được cân nhắc đầy đủ.

 

Nguyên nhân gây tâm lý bầy đàn

Tâm lý bầy đàn có thể được góp phần bởi nhiều yếu tố. Yếu tố đầu tiên chính là ảnh hưởng từ xã hội. Chúng ta sinh ra đã là những sinh vật xã hội và thường nhìn vào người khác để được hướng dẫn hoặc công nhận, đặc biệt là trong những tình huống thiếu chắc chắn.

Một người bình thường cũng có mong muốn bẩm sinh được thuộc về và hòa hợp với những quy chuẩn của nhóm. Điều này mang đến cảm giác an toàn và được chấp nhận. Ngay cả khi họ không nhất thiết phải đồng ý với ý tưởng và cách làm của những người hàng xóm, thì họ vẫn thình thoảng thu nạp chúng vì sợ bị lẻ loi.

 

Khi con người ta quan sát hành động của người khác họ có thể làm theo, tạo nên một hiệu ứng domino, có thể dẫn tới sự lan tràn nhanh chóng những niềm tin và hành vi cho toàn bộ nhóm, ngay cả khi thông tin có sai lầm và cả thông tin lừa đảo.

 

Tâm lý bầy đàn cũng có điểm tốt

Trong một số bối cảnh nhất định, tâm lý bầy đàn có thể có hiệu ứng tích cực. Trong những tình huống khi con người ta có thông tin hay kiến thức hạn chế thì việc nghe theo số đông có thể đưa đến kết quả tốt hơn, vì kiến thức tập thể của cả nhóm sẽ có sức nặng hơn bất kỳ một cá nhân đơn lẻ nào.

Khi tất cả mọi người trong một nhóm đều làm theo một số quy tắc, thì tất cả đều làm việc tốt hơn và cảm thấy kết nối với nhau hơn. Điều này đặc biệt quan trọng khi con người ta cần hợp tác cho một dự án hay ra quyết định tập thể.

 

Làm sao để tránh đi theo đám đông?

– Đầu tư tự nhận thức bản thân: Hãy cân nhắc những nguyên tắc, niềm tin và những điều bạn thích và quyết định xem liệu những hành vi của bạn có - phản ánh con người thật của bạn hay nó đang bị xoay chuyển bởi những áp lực bên ngoài. Tự chiêm nghiệm thường xuyên có thể giúp bạn thiết lập cảm nhận mạnh mẽ về bản dạng và giúp đưa ra những quyết định đúng đắn hơn, ít lệ thuộc tâm lý đám đông.

 

– Tập tư duy phản biện: Phát triển kỹ năng tư duy phản biện mạnh có thể giúp bạn kháng cự lại ma lực của tâm lý bầy đàn và đưa ra những lựa chọn khách quan và rõ ràng hơn.

– Tìm kiếm những góc nhìn đa dạng: Tham gia trao đổi với mọi người về những quan điểm, bối cảnh và trải nghiệm khác biệt để thu được sự thấu hiểu rộng hơn về vấn đề và tránh tư duy nhóm. Chủ động tìm kiếm những quan điểm mới có thể giúp bạn hình thành hiểu biết đa sắc thái hơn cho các chủ đề phức tạp.

 

– Thoải mái với sự thiếu chắc chắn: Hãy nhận ra rằng cảm thấy thiếu chắc chắn trong một số tình huống là bình thường và rằng việc đi theo đám đông không phải lúc nào cũng là hành động tốt nhất. Tập quen với sự thiếu chắc chắn có thể giúp bạn kháng cự lại áp lực phải hòa hợp và đưa ra quyết định dựa trên trực giác của bản thân.

 

– Hình thành sự tự tin: Việc xây dựng sự tự tin có thể giúp bạn chống lại sức hút của tâm lý bầy đàn và điều chỉnh các tình huống xã hội với sự độc lập và kiên cường hơn.

Chúng ta có thể cải thiện bản thân và xã hội bằng cách chống lại tâm lý bầy đàn và đưa ra quyết định độc lập. Làm như vậy có thể giúp tạo ra một cộng đồng đa dạng và đoàn kết hơn, nơi những quyết định của tập thể được đưa ra trong khi vẫn tôn trọng tự chủ cá nhân và tư duy độc lập.

 

Tham khảo.

Zhang W, Yang D, Jin J, Diao L, Ma Q. The neural basis of herding decisions in enterprise clustering: an event-related potential study. Front Neurosci. 2019;13:1175. doi:10.3389/fnins.2019.01175

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét