Nhà giáo ưu tú Bùi Thị Tý (trái) và PGS.TS. Nguyễn Thị
Kim Chi (phải) và nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng
Kovalevskaia Việt Nam.
VIỆT NAM ĐÃ CÓ 50 NHÀ KHOA HỌC NỮ NHẬN GIẢI THƯỞNG KOVALEVSKAIA
Giải thưởng mang tên nhà nữ Toán học lỗi lạc người Nga - Kovalevskaia - bắt đầu được xét trao cho các nhà khoa học nữ Việt Nam thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên từ năm 1985.
Tính đến hết năm 2020, tại Việt Nam, đã có 21 tập thể và 50 cá nhân được trao giải. Bà Trần Vân Khánh (sinh năm 1973) là nhà khoa học trẻ nhất được nhận giải trong lịch sử giải thưởng Kovalevskaia tại Việt Nam.
10 nhà khoa học nữ Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng Kovalevskaia
1. Nhà giáo ưu tú Bùi Thị Tý
Nhà giáo ưu tú Bùi Thị Tý sinh năm 1936 tại Nam Định, bà học chuyên ngành toán học và nhận giải thưởng Kovalevskaia năm 1985 khi đang công tác tại Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ Hà Tây (nay là TP Hà Nội).
Nhà giáo ưu tú Bùi Thị Tý có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học áp dụng vào thực tế giảng dạy như Đề tài Bất đẳng thức; Cực trị của một biểu thức hoặc một hàm số áp dụng bài toán cực trị vào đời sống thực tế trong sản xuất; Áp dụng định lý đảo về dấu tam thức bậc 2;…
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chi
PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chi sinh năm 1935 tại vùng quê Thạch Thất, Hà Nội. Bà mất năm 2016. Sinh thời, bà công tác trong ngành Dược và nhận giải thưởng Kovalevskaia năm 1985 khi đang là Phó Tổng Giám đốc Liên hiệp các xí nghiệp Dược Việt Nam.
3. PGS.TS. Nguyễn Thị Báu
Cố PGS.TS. Nguyễn Thị Báu sinh năm 1938 tại Nha Trang (Khánh Hòa). Năm 1975 bà đạt học vị Tiến sĩ tại Mạc tư Khoa, Liên Xô cũ (nay là Matxcơva, Liên bang Nga) và được phong học hàm Phó Giáo sư năm 1991. Bà nhận Giải thưởng Kovalevskaia năm 1986 khi đang làm Phó Viện trưởng Viện Công nghiệp Dệt sợi, Bộ Công nghiệp.
4. PGS.TS. Nguyễn Thị Thế Trâm
PGS.TS. Nguyễn Thị Thế Trâm sinh năm 1930 tại Bình Định. Bà nhận giải thưởng Kovalevskaia năm 1986 khi đang là Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang từ năm 1975 đến tháng 10/1997.
5. GS.TS. Nguyễn Thị Thu Cúc
GS.TS. Nguyễn Thị Thu Cúc sinh năm 1945 tại Mỹ Đức (Hà Nội). Bà giành giải thưởng Kovalepskaia năm 1987. Bà là giảng viên trường Đại học Cần Thơ, nghiên cứu khoa học, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội Côn trùng học Việt Nam.
6. PGS.TS. Nguyễn Thị Dần
PGS.TS. Nguyễn Thị Dần sinh năm 1930 tại Bình Định. Bà nhận giải thưởng Kovalevskaia năm 1987 trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học Nông hóa, Thổ nhưỡng khi đang làm Trưởng bộ môn Nghiên cứu Đất cơ bản, Viện Thổ nhưỡng Nông hoá, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
7. GS.TS. Phạm Thị Trân Châu
PGS.TS. Phạm Thị Trân Châu sinh năm 1938 tại tỉnh Quảng Nam. Bà nhận giải thưởng Kovalevskaia năm 1998 khi đang công tác tại khoa Sinh học, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Hiện tại bà là Ủy viên Hội đồng Tư vấn khoa học, Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, Đại học quốc gia Hà Nội.
8. GS.TS. Võ Hồng Anh
GS.TS. Võ Hồng Anh sinh năm 1942 tại Quảng Bình, bà mất năm 2009. Bà bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Toán - Lý về "Lý thuyết Plasma" tại Hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu vật lý hạt nhân thuộc Trường Đại học Tổng hợp Moskva, Liên Xô. Năm 1979
Bà nhận giải thưởng Kovalevskaia năm 1988 khi đang công tác tại Viện Khoa học Kỹ thuật Hạt nhân, Viện Năng lượng nguyên tử Quốc gia.
9. PGS.TS. Lê Thị Kim
PGS.TS. Lê Thị Kim sinh năm 1937 tại Hà Nội. Bà đạt học vị Tiến sĩ năm 1973 tại Bungari và học Phó Giáo sư năm 1990. Bà nhận giải thưởng Kovalevskaia năm 1989 khi đang giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương.
10. GS.BS. Vũ Thị Phan
GS.BS. Vũ Thị Phan sinh năm 1932 tại tỉnh Ninh Bình, bà mất năm 2014. Bà nhận giải thưởng Kovalevskaia năm 1989 khi đang giữ chức vụ Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương, Bộ Y tế.
Ba nhà khoa học nữ Việt Nam được vinh danh trên thế giới năm 2020
.
* PGS-TS Trần Thị Lý sinh năm 1975, quê ở Quảng Trị. Tốt nghiệp Đại học Khoa học Huế vào năm 1997, năm 2001 bà được đào tạo thạc sĩ tại đại học nổi tiếng Monash University Úc.
.
PGS-TS Trần Thị Lý nhận Giải thưởng Noam Chomsky - Ngôi sao tỏa sáng về thành tựu trong nghiên cứu, công nhận những người có đóng góp xuyên quốc gia, có sức ảnh hưởng ở bất kỳ lĩnh vực nào.
Bà là nhà khoa học có tiếng với nhiều đóng góp lớn trong lĩnh vực nghiên cứu học thuật và giảng dạy. Bà đang công tác tại khoa Nghệ thuật và Giáo dục, Đại học Deakin, Úc Năm 2019, bà từng được tạp chí Forbes Việt Nam công bố là một trong 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam.
.
PGS-TS Trần Thị Lý có nhiều nghiên cứu về nội dung đổi mới giáo dục đại học Việt Nam nhìn từ phương diện quốc tế; mối tương quan giữa chương trình giáo dục đại học và thị trường lao động; khả năng làm việc của sinh viên mới tốt nghiệp; quốc tế hóa giáo dục đại học Việt Nam...
* TS Trần Thị Hồng Hạnh - Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam được vinh danh vì những nỗ lực không ngừng trong lĩnh vực nghiên cứu hóa học, hóa sinh hữu cơ.
Các công trình nghiên cứu của TS Trần Thị Hồng Hạnh góp phần giúp chuẩn hóa phương pháp xác định, đánh giá và tìm kiếm những nguồn dược liệu mới cho Việt Nam và thế giới một cách bền vững.
* GS-TS Nguyễn Thị Kim Thanh tốt nghiệp chuyên ngành Hóa học tại ĐH Quốc gia Hà Nội năm 1992. Sau đó, bà đi du học và bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu quốc tế có uy tín tại Hà Lan, Mỹ và Anh. Năm 2013 GS Kim Thanh đảm nhận vị trí giáo sư tại ĐH College London.
GS-TS Nguyễn Thị Kim Thanh giáo sư người Việt đầu tiên tại UCL, chuyên ngành vật liệu nano tại Phòng thí nghiệm UCL Nanomaterials Laboratory, đặt tại Viện Royal Institution và Nhóm sinh lý (biophysics), Khoa Vật lý và Thiên văn, Đại học University College London, Anh. Bà công tác tại Đại học University College London (UCL).
GS-TS Nguyễn Thị Kim Thanh vinh dự nhận huy chương Rosalind Franklin của Royal Society ở London, Anh với những thành tựu có tầm ảnh hưởng lớn về nghiên cứu khoa học ứng dụng vật liệu nano trong lĩnh vực y sinh, chăm sóc sức khỏe.
GS. Nguyễn Thị Kim Thanh tại Hội thảo quốc tế tại Việt Nam. Ảnh: BQT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét