Douglas Bader chụp ảnh trên máy bay với đôi chân giả năm 1940.
Ảnh: RAF.
PHI CÔNG TRẺ TÀI NĂNG DOUGLAS BADER LUÔN GẶP VẬN MAY
Ngày 14 tháng 12 năm 1931, mọi người tụ tập trước câu lạc bộ Reading Aero ngưỡng mộ theo dõi người phi công trẻ tài năng của Không lực Hoàng gia Anh (RAF), chỉ mới 23 tuổi, trình diễn pha nhào lộn tầm thấp rồi đáp xuống sân bay. Sự ngưỡng mộ nhanh chóng biến thành nỗi kinh hoàng khi chiếc máy bay vừa hoàn tất một pha biểu diễn, đầu cánh bên trái của nó vô tình chạm đất, chiếc máy bay lộn nhiều vòng rồi đâm sầm xuống. Xe cứu thương nhanh chóng có mặt sơ cứu người phi công, nhưng anh đã bị thương trầm trọng. Hai chân anh dập nát.
Người phi công được cấp tốc đưa đến bệnh viện và may mắn được một trong những bác sĩ phẫu thuật lỗi lạc thời đó, ông Leonard Joyce, thăm khám. Chấn thương nghiêm trọng đến mức ngay cả bác sĩ Joyce cũng không thể làm gì khác. Phương án duy nhất lúc đó là cắt bỏ hai chân của người phi công, một bên dưới gối một chút và bên kia trên gối một chút. Những ngày sau vụ tai nạn, người phi công viết vào nhật ký của mình: “Bị rơi sau khi nhào lộn gần mặt đất. Một pha biểu diễn tồi.” Anh đã không ngờ rằng việc bị mất cả hai chân, những năm sau đó, lại giúp anh trở thành phi công chiến đấu huyền thoại của RAF trong Thế chiến thứ hai và nhờ đó anh được phong tước Hiệp sĩ. Tuy nhiên, quan trọng hơn, chính tai nạn đã cướp đi đôi chân của anh, một ngày nọ lại giúp anh thoát chết.
.
Dù những cơn đau đớn triền miên buộc anh phải dùng morphine, nhưng Bader vẫn kiên cường và chiến đấu không mệt mỏi. Bader chỉ tập trung vào hai mục tiêu cụ thể – đi lại được và bay. Và chỉ trong sáu tháng, anh đã đạt được mục tiêu của mình. Anh không chỉ có thể đi lại – không cần trợ giúp – mà còn có thể khiêu vũ và chơi gôn. Và đến tháng 6 năm 1932, anh lại lái máy bay. Nhưng dù với nỗ lực kiên cường, vào tháng 4 năm 1933, anh bị buộc giải ngũ khỏi RAF.
Thử thách mà anh phải chịu đựng nhanh chóng hé lộ mặt phải của nó. Thời gian ở trung tâm hồi sức đã giúp anh làm quen với một nữ y tá trẻ đẹp, Thelma Edwards, người mà anh cưới làm vợ vào tháng 10 năm 1933 và vẫn một lòng chung thủy cho đến khi cô qua đời nhiều năm sau đó.
.
Sáu năm sau khi Bader bị buộc giải ngũ, Châu Âu bị đẩy vào một cuộc chiến chưa từng thấy. Bader quyết định góp sức trong cuộc chiến và tận dụng mọi mối quan hệ cũ để được nhập ngũ trở lại. Do nhu cầu cao về phi công chiến đấu, RAF chấp nhận đơn xin nhập ngũ của anh và chỉ sau một khóa đào tạo bổ túc ngắn về những loại máy bay chiến đấu mới nhất, bao gồm Spitfires và Hurricanes, anh được phép cầm lái. Khi ấy anh đã 29 tuổi, lớn hơn nhiều so với hầu hết các phi công khác, và anh phải mang chân giả, nhưng Bader đã chứng tỏ anh là một trong những phi công chiến đấu giỏi nhất của RAF trên mặt trận nước Anh.
.
Đến tháng 8 năm 1941, Bader đã bắn hạ 22 máy bay Đức. Chỉ có bốn phi công khác của RAF hạ được nhiều máy bay địch hơn anh. Điều đáng nói là, khi ta xét vấn đề theo hướng lạc quan, ta sẽ nhận ra thành công của Bader không những không bị cản trở bởi việc anh không có chân, mà quan trọng hơn, thành công đó có được bởi vì anh không có chân! Một điều cần lưu ý trong không chiến là khi người phi công lấy lại thăng bằng sau cú nhào lộn tốc độ cao, thì máu bị rút từ não ra tứ chi khiến họ bị bất tỉnh tạm thời. Nhưng vì Bader không có chân, não của anh không bị rút nhiều máu như người bình thường. Kết quả là anh tỉnh táo lâu hơn nhiều, một lợi thế đáng kể so với các phi công địch có cơ thể lành lặn mà anh đang chiến đấu.
.
Và vận may có một không hai mới thật sự xuất hiện vào ngày 9 tháng 8 năm 1941 khi chiếc phi cơ của anh va chạm trên không với một chiếc Messerschmidt của Đức trên bầu trời Le Touquet nước Pháp. Ngay lúc định nhảy dù thoát hiểm thì Bader phát hiện ra chân giả bên phải của anh bị mắc kẹt. Chiếc phi cơ đang trên đà lao thẳng xuống đất. Bất kỳ người phi công nào khác sẽ phải chấp nhận hy sinh, nhưng vì Bader không có chân nên anh đã thoát chết ngày hôm đó. Khi chiếc đai giữ chân giả bị bật ra, thì Đại tá không quân – Hiệp sĩ Douglas Bader cũng kịp thời thoát khỏi chiếc phi cơ xấu số.
.
CUỘC SỐNG SAU KHỦNG HOẢNG, LÀM GÌ KHI ĐIỀU TỒI TỆ XẢY RA?
Người ta có thể lập luận rằng kết quả tích cực từ một hoàn cảnh tiêu cực không gì khác hơn là những kết quả ngẫu nhiên trong cuộc sống. Xét về cân bằng xác suất thì sẽ có một số người nhận được thành quả bằng cách này hay cách khác sau một bi kịch hay khủng hoảng cá nhân, tương tự, cũng sẽ có một số người phải gánh hậu quả và nỗi khốn khổ sau một thành tích hay thành công cá nhân. Tuy nhiên, sau nhiều thập kỷ nghiên cứu, các nhà khoa học và tâm lý học đã bắt đầu khám phá ra rằng bí quyết để tìm thấy mặt phải, trong thực tế, không nằm ở hoàn cảnh mà nằm ở cách chúng ta phản ứng với hoàn cảnh đó. Mỗi thất bại trong cuộc sống, mỗi tổn thương đều có hai mặt nhưng chỉ có những người đặc biệt mới tìm ra được mặt phải.
.
Các nhà tâm lý học thường kết luận, rằng chất lượng cuộc sống mỗi người đến từ chất lượng suy nghĩ mà bạn có. Thay vì tập trung vào việc nghĩ rằng mọi thứ thật tồi tệ với mình, chỉ đơn giản bắt đầu bằng việc tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp và chắc chắn sẽ có một ý nghĩa tốt đẹp đã là bước khởi đầu quan trọng để cải thiện tình hình.
.
Đối mặt với khủng hoảng, bạn sẽ xoay chuyển theo kiểu nào?
- Suy nghĩ lạc quan, đôi khi những điều tồi tệ lại là may mắn.
- Suy nghĩ bi quan, những điều tồi tệ luôn là tệ hại.
Douglas Bader chụp ảnh trên máy bay với đôi chân giả năm 1940. Ảnh: RAF.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét