“MÈO ĐẾN NHÀ THÌ KHÓ, CHÓ ĐẾN NHÀ THÌ SANG”
Có nhiều người quan niệm rằng: “Mèo đến
nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”. Điều này có thể hiểu là chó đến
nhà, gia chủ sẽ được nhiều điều may mắn, tốt đẹp. Ngược lại, nếu mèo lạ lạc vào
nhà, gia đình sẽ gặp những chuyện xui xẻo... Chính vì quan niệm này, nhiều
người thường thích con chó đến nhà và xua đuổi những chú mèo.
Mặc dù nhiều người quan niệm mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang; tuy nhiên, cách lý giải về điều này rất khác nhau:
1. Theo quan niệm dân gian
Từ xa xưa, trong dân gian tồn tại một câu nói quen thuộc: “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”, về vấn đề này được lý giải:
Trước đây, chó là vật hoang dã nhưng sau đó con người thuần phục trở thành vật nuôi gần gũi. Chó rất trung thành, giữ của và bảo vệ chủ. Chó được mọi người rất quý, nhiều gia đình nuôi chó để trông trẻ. Bởi nó rất tình cảm, rất khôn, rất gắn bó. Chó có nhiều linh cảm tốt nên người ta có thiện cảm với con chó, họ cho rằng con chó đem lại điều may.
.
Con mèo vật nuôi gần gũi với con người, tuy cũng quý, nhưng con mèo thì không gắn bó, không tình cảm và không trung thành như con chó. Có ăn thì nó ở, nếu bỏ đói vài hôm, nó bỏ nhà đi luôn. Cho nên, từ đó người ta có thiện cảm với con chó bởi vì họ cho rằng nó đem lại điều may, điều lành còn con mèo thì có thể đem đến xui xẻo, điềm xấu.
2. Theo thuyết Âm dương
Theo thuyết Âm Dương, các sinh vật cũng như các vật thể trong thiên nhiên đều quy về nguyên nhân tối hậu là hai hoạt động Âm và Dương.
Con chó tính dương thì thích ánh nắng ban ngày âm áp, tính cảm ứng nhạy, thích vận động, phấn chấn, thích nơi khoáng đãng, vui vẻ, quấn quýt với chủ.
Con mèo tính âm ghét ánh sáng, ít vận động, thích nằm ở các xó tối, u ám trệ khí, Đêm về chúng phấn chấn đi lại rình mò bắt chuột, tuy nhiên những con mèo lười âm khí quá nặng chúng chỉ thích nằm ngày cũng như đêm, không thân thiện với chủ nuôi.
Con người dương khí mạnh là con người hướng ngoại, không yên vị, thích vui chơi chia sẽ cùng bạn bè, yêu thích vật nuôi. Con chó rất thích chơi vói loại người này. Bạn nào dẫn bạn gái về nhà chơi, nếu thấy con chó vui mừng chạy đến chạm vào cô bạn làm quen, thì cô bạn đó là người dương khí dồi dào, vui vẻ, ngay thẳng, thật thà tốt bụng, yêu thích trẻ em, vât nuôi.
Cách lý giải này là chó mèo là con vật chỉ phản ưng với môi trường thôi. Nhà nào khoáng đãng, sạch sẽ, tài lộc vượng dương khí mạnh là chó hoang đến. Còn nhà nào cỏ rác, cây cối rậm rạp, dơ bẩn, ám khí nặng nề. Người trong nhà bệnh hoạn, u buồn, xui xẻo nhất là nhà hoang mèo rất thích. Cách hoá giải là vệ sinh cỏ rác sạch sẽ, xông khói từ ngoài vườn đến trong nhà, cửa lớn cửa nhỏ mở ra đón ánh sáng, còn người thì định tâm dứt bỏ tiêu cực, bệnh hoạn để xả bớt âm khí.
3. Theo góc nhìn khoa học
Khoa học đã chứng minh do ảnh hưởng của trường khí: cả người và động vật khi còn sống đều có một vòng trường sinh học - tổ hợp các hạt điện sinh học âm bao quanh cơ thể. Sóng sinh học và dòng điện sinh học lan truyền trong bao la. Con người và vật đều có khả năng phát và thu sóng sinh học trong bao la và từ bao la. Sóng sinh học có thể tương tác với nhau hoặc giao thoa. Nhờ có vòng trường sinh học và sóng điện sinh học phát và thu mà con người và động vật có được cái gọi là linh cảm, giao cảm.
.
Chó và mèo đều là loài động vật có mối linh cảm lớn, đặc biệt là chó có thể biết trước được điều xấu xảy ra với chủ mình. Có không ít trường hợp, khi chủ đi ra ngoài, chó linh cảm thấy điều xấu đã cắn gấu quần giữ chủ lại, hoặc cứu chủ thoát khỏi hiểm nguy. Hơn nữa, chó còn linh cảm thấy nguồn sóng lạ, sóng xấu để xua đuổi, cảnh báo như “khắc khoải như chó cắn ma”...
Đặc biệt, giữa người và chó cũng có sự xung đột giữa hai nguồn sóng sinh học nên mới có chuyện, có người đi qua chó không cắn nhưng có người chó cắn rất dữ cho dù chủ đã canh giữ... Ngược lại, khả năng linh cảm của mèo lại hay báo những tin xấu như: thấy người chết là mèo tìm đến, vực dậy người chết... Chính những điều này cũng khiến người ta quan niệm khác nhau về điềm lành và dữ ở chó và mèo.
.
Các chuyên gia cũng cho biết, khoa học "hiện tại" đã có những xác nhận về trường trái đất, nút bức xạ... Qua quan sát người ta nhận thấy, giống mèo rất khoái các khu vực có bức xạ hay trường khí xấu. Ngược lại, con chó lại khoái các khu vực vị trí có bức xạ, trường khí tốt. Bởi vậy, những nơi mèo nằm thường là nơi có trường khí xấu, chó hay nằm thì ngược lại.
Do đó, chó hay mèo đến nhà, nguyên nhân là do sự quyến rũ của trường khí, bức xạ nào đó mới phát sinh trong khu vực mình ở. Trường khí tốt, thì bỗng nhiên có con chó lang thang đi qua thấy hấp dẫn quá xông vào ở. Còn là trường khí xấu thì một con mèo lạc đi ngang thích quá cũng ghé vào trú chân. Đến một ngày tốt hoặc xấu trời nào đó, trường khí - bức xạ đó phát huy tác dụng hoặc tác hại.
4. Theo góc nhìn nhà Phật
Theo quan điểm nhà Phật, chúng ta biết không phải do những con vật đem điều khó khăn hay cái sang giàu đến nhà mà điều đó phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta. Con chó hay con mèo đến không phải điều ngẫu nhiên, có thể nhân duyên là điềm báo.
Theo đó mà lý giải: “Nếu gia đình sắp xảy ra điều gì đó không tốt hoặc ở nơi đất nhà mình điều xấu xuất hiện, cảm lên khiến cho con mèo đến. Vì mèo linh cảm được những chỗ tà khí ứ trệ nên nó đến. Chớ không phải do con mèo đem điều xấu đến, mà điều xấu ấy là từ chúng ta”. “Chúng ta là chính báo, môi trường sống của chúng ta là y báo. Nếu chúng ta phúc báu tốt đẹp thì môi trường sống trở nên tốt đẹp, đất trở nên lành hơn, cảm lên khiến cho con chó đến. Nhưng khi chúng ta phúc cạn, họa sắp đến thì xảy ra những điềm xấu. cảm lên khiến cho con mèo đến và con mèo cảm nhận được.
Vậy suy ra muôn sự phải ở chính ta, không phải do con chó hay con mèo. Con chó, con mèo chỉ là vật cảm ứng thôi”.
Từđó chúng ta nhận thấy rằng không phải do con vật này con vật kia mang điềm gở hay điềm lành đến mà là do chúng ta tạo nên.
Vậy hoá giải bằng cách nào?
Sau khi lý giải về nguyên nhân hiện tượng mèo lạ đến nhà có thể là điềm báo không tốt sắp xảy ra thì ngay lập tức chúng ta quay về tinh tấn tu tập, nương tựa vào Tam Bảo để tăng phúc tiêu họa. Khi phúc báu tăng lên thì họa sẽ giảm đi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét