Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2021

Nếu mỗi đứa trẻ là một trang giấy trắng

 

NẾU MỖI ĐỨA TRẺ LÀ MỘT TRANG GIẤY TRẮNG, THÌ BẠN ĐANG VẼ GÌ LÊN TRANG GIẤY THÂN YÊU CỦA CUỘC ĐỜI MÌNH?

Những suy nghĩ kiểu như “trẻ con thì biết cái gì” nên chúng ta đã luôn xao lãng giai đoạn quan trọng nhất trong việc tập trung phát triển trí tuệ của trẻ: giai đoạn trẻ từ 0 đến 2 - 3 tuổi. không phải ở trong độ tuổi này, trẻ không biết nhận thức; mà là chúng ta không biết cách nhận ra nhũng dấu hiệu biểu hiện nhận thức ở trẻ. rồi từ đó, chúng ta đã và đang kéo dài thời gian giáo dục đến mẫu giáo, đến cấp một thậm chí là cả cấp hai. đây không chỉ là một sự lãng phí thời gian, mà còn là lãng phí khả năng có thể trau dồi cho trẻ ngay trong những giai đoạn đầu đời.

Người mẹ không những cần chuyên tâm chăm sóc cho trẻ, mà còn cần uốn nắn trẻ đúng cách. Trẻ không chỉ nhận gen thông minh từ người mẹ, mà còn nhận cả cách ứng xử, hành động, nói năng. đây không phải là điều gì khó hiểu, vì thường thì người mẹ sẽ luôn là người gắn bó với trẻ nhất trong giai đoạn đầu đời.

Người mẹ không chỉ cần chuyên tâm chăm sóc cho trẻ trong giai đoạn này, mà còn cần uốn nắn trẻ đúng cách. nhưng thế nào là đúng cách?

Trong những năm tháng đầu đời, trẻ sẽ thường nhận được sự bao bọc gần như hoàn toàn từ phía gia đình. tình thương đôi khi cũng mang lại những điều không tốt. bởi nếu cứ luôn đối xử với trẻ như trẻ con, thì cũng đồng nghĩa với việc ngắt đi “mầm tự lập” trong chính bản thân trẻ. học cách buông tay có lẽ là bài học khó nhằn nhất với mọi người mẹ trên thế gian này.

Một điều nữa cần lưu ý, đó là “giáo dục kì vọng vào thành công sẽ không thể thành công”. bản chất mục đích của giáo dục là giáo dục một “con người” hoàn thiện, chứ không phải một thiên tài, một vĩ nhân, v...v…

Chúng ta luôn bị ám ảnh từ “giáo dục” có nghĩa là “dạy và nuôi dưỡng”. nhưng với ibuka masaru*, “giáo dục” có nghĩa là để bản thân trẻ “nhớ và tự lớn lên”. nếu không lặp đi lặp lại cho trẻ nhớ, rồi sau đó để chúng tự phát triển bản năng và kĩ năng, thì chúng ta mãi mãi sẽ không thể nào tạo ra được những thế hệ có những bước nhảy cao hơn, xa hơn cha mẹ, thầy cô và những người đi trước chúng.

Trẻ con rất tò mò. chúng có thể cảm thấy hiếu kì với mọi thứ xung quanh và cả mọi hành động của người lớn. chính những tò mò khiến trẻ là hạt mầm cho động lực học hỏi và tìm tòi về thế giới xung quanh cũng như niềm đam mê cháy bỏng khi trưởng thành.

Đừng vội vàng chôn lấp những hạt mầm có thể phủ xanh tương lai của một đứa trẻ. định kiến của cha mẹ sẽ trở thành những “khung giới hạn” cho việc phát triển của trẻ. gỡ bỏ những định kiến kịp thời, để đứa trẻ của bạn có thể ngắm nhìn thế giới từ một tầm cao mới.


 Lời kết

thời kỳ có tính quyết định đến cuộc đời của một đứa trẻ có thể là vài ngày sau khi ra đời, thậm chí là vài giờ. tất nhiên, sự trưởng thành của trẻ sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. nhưng, khoa học đã chứng minh môi trường ngay khi chào đời sẽ tác động lên trí não trẻ một sức ảnh hưởng lớn mà sau này không gì có thể thay đổi được.

một trang giấy chỉ dễ vẽ khi nó còn trắng trơn, khi đã in những nét vẽ khác màu, bức tranh sẽ không còn được bảo đảm về mặt bố cục nữa. hãy vẽ đúng thời điểm, và hãy thật chắc tay trong những nét phác họa đầu tiên của mình.

------

* Masaru Ibuka (1908-1977) sinh tại thành phố Nikko Nhật bản, tiến sĩ danh dự Đại học Sophia Tokio và Đại học Brown Hoa Kỳ. Chủ tịch hãng Sony từ năm 1950 - 1976 Giải thưởng Huân chương sáng lập IEEE. Là một người tâm huyết với 25 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến giáo dục.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét