Thứ Tư, 6 tháng 10, 2021

Tư duy chiến lược cho tương lai

 

THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC NẾU MUỐN TƯƠNG LAI HOÀN TOÀN KHÁC, CHÚNG TA PHẢI CHẤP NHẬN THỨ ĐƯỢC GỌI LÀ “DÀI HẠN”.


Ari Wallach là một nhà tương lai học được 20 năm, làm việc với rất nhiều doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ trong việc cố gắng dự đoán và đáp ứng những thách thức sắp xảy ra. Ông nhận thấy rằng tư duy ngắn hạn đang len lỏi mọi ngóc ngách trong xã hội chúng ta, từ nhà đến doanh nghiệp và thậm chí cả những chính sách xã hội,…

Chúng ta đang phải đối mặt với những vấn đề toàn cầu lớn cũng như những vấn đề quy mô quốc gia. Tuy nhiên chúng ta không thể giải quyết chúng bằng cách dùng tư duy ngắn hạn được. Tư duy ngắn hạn ngăn cản một giám đốc điều hành đầu tư những thiết bị an toàn đắt tiền, điều dẫn đến thảm kịch Deepwater Horizon. (Một công trình siêu hiện đại, nổi đình đám, kết thúc lại tệ hại ngoài sức tưởng tượng)

.

Tư duy ngắn hạn ngăn cản giáo viên dành thời gian kèm cặp 1-1 cho học sinh, khiến nhiều học sinh bỏ học cấp ba ở Mỹ. Tư duy ngắn hạn cũng ngăn cản chúng ta bỏ tiền ra đóng góp ngăn sách nhà nước để củng cố cơ sở hạ tầng,… Nếu muốn tiến đến một tương lai hoàn toàn khác, chúng ta phải chấp nhận thứ được gọi là “dài hạn”. Chúng ta cần kết hợp hiệu quả 3 cách tư duy trong việc tiếp cận vấn đề mà chúng ta đang giải quyết.

.

1. Tư duy “xuyên thế hệ”

Khi chúng ta muốn làm một việc gì đó, hầu hết mọi người chỉ nghĩ về việc làm trong khoảng thời gian từ lúc sinh ra đến lúc chết đi. Tuy nhiên với tư duy xuyên thế hệ, bạn có thể mở rộng tầm nhìn về những vấn đề bạn gặp phải, về vai trò của mình trong việc giải quyết những vấn đề đó và về những hậu quả của chúng.

Lấy ví dụ cuối tuần bạn được ở nhà cùng con chẳng hạn và chúng bắt đầu quậy phá không yên. Với chiến lược ngắn hạn, bạn sẽ lấy ngay chiếc điện thoại của mình và cho chúng chơi điện tử. Nhưng với tư duy xuyên thế hệ, họ có thể sẽ đưa những chiếc bút và tờ giấy cùng nhau vẽ hoặc cố gắng nói chuyện cùng chúng.

Mặc dù cả hai cách đều không thể dễ dàng như việc đưa chúng điện thoại nhưng điều đó sẽ kết nối bố mẹ với con cái và bằng cách nào đó sẽ tác động đến cách tương tác của bọn trẻ với con chúng sau này.

.

2. Tư duy “tương lai đa chiều”

Dành ít phút để nhắm mắt lại và hình dung ra thế giới trong 10 hoặc 15 năm tới kể từ bây giờ. Những gì bạn đang tưởng tượng, chắc chắn có rất nhiều là về công nghệ mới. Nhìn chung, khi chúng ta xem xét những vấn đề lớn của thế giới như tình trạng nghèo đói, biến đổi khí hậu hay ung thư, chúng ta thường suy nghĩ rất lạc quan về một kỹ thuật không tưởng có thể giải quyết chúng.

Không có gì sai với điều đó, nhưng chúng ta phải ngừng lại lối suy nghĩ về tương lai theo cách này. Hãy cố gắng đừng nói chỉ về “một tương lai” như vậy mà thay vào đó hãy nói về “nhiều tương lai khác nhau”. Mở rộng tầm nhìn để xem xét tất cả các kịch bản có thể xảy ra và những giải pháp cho chúng.

.

3. Tư duy Telos

Telos xuất phát từ tiếng Hy Lạp, và nó có nghĩa là "Mục đích cuối cùng" hay “mục tiêu cuối cùng”. Điều này đòi hỏi phải tự vấn bản thân: “đến đâu thì kết thúc?”. Cũng giống như việc chúng ta có gắng giải quyết một vấn đề nhất định, chúng ta cũng nên nghĩ về điều sẽ xảy ra sau khi chúng ta giải quyết chúng.

Nhà vật lý học và triết học Thomas Kuhn, người tạo ra thuật ngữ “paradign shift” (chuyển đổi hệ thuyết” từng nói “Con người thường sẽ không chuyển đổi trừ khi họ có một cái nhìn chắc chắn điều mà họ chuyển đổi sang”. Đó chính là nguồn sức mạnh của Martin Luther King trong câu nói nổi tiếng “Tôi có một ước mơ”. Ông đã trải qua nhiều vấn đề đương thời, nhưng điều đó đã cho ông một cái nhìn sâu sắc về ước mơ của ông và điều gì sẽ xảy ra sau đó.

.

Trong xã hội ngắn hạn của chúng ta, chúng ta thường cảm thấy rằng mình không có khả năng kiểm soát tương lai, tương lai là điều chúng ta chờ đợi để nó xảy đến. Nhưng điều đó không đúng.

Chúng ta có quyền kiểm soát nhưng nó đòi hỏi tư duy và hành động chiến lược, hình dung nhiều tương lai khả thi và tư duy vượt ra ngoài cuộc sống riêng của bản thân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét