Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

Kinh doanh kiểu Việt Nam vừa bắt tay vừa thủ thế


Kinh doanh kiểu Việt Nam vừa bắt tay vừa thủ thế, khó có tiếng nói chung, lấy một ví dụ sự khác biệt trong cách khởi nghiệp của người Việt Nam với người Thụy Sĩ như sau:

Ban đầu, một gia đình Việt Nam sản xuất bánh kẹo. Nhà bên cạnh nhìn sang, thấy người hàng xóm của mình đang làm ăn tốt, họ cũng bắt đầu sản xuất bánh kẹo. Các gia đình khác thấy vậy cũng tiếp tục sản xuất bánh kẹo. Kết quả là, từ một gia đình, chúng ta có cả một làng, một xã sản xuất bánh kẹo.

Quy mô của họ nhỏ lẻ như nhau, các sản phẩm giống nhau, giá bán bằng nhau... Câu chuyện đó cũng giống như nhiều mặt hàng khác, tạo nên rất nhiều làng nghề sản xuất thủ công nghiệp trên khắp Việt Nam.

Còn ở Thụy Sĩ, ban đầu cũng có một gia đình làm bánh kẹo. Nhà bên cạnh nhìn sang, thấy vậy bèn nghĩ mình có thể sản xuất nguyên liệu làm bánh. Các gia đình khác nhìn vào hai gia đình kia, lại tiếp tục nghĩ đến việc cung cấp máy móc làm bánh kẹo, sản xuất vỏ hộp bánh kẹo, dịch vụ vận chuyển bánh kẹo...

Kết quả là, từ một gia đình, họ có một tổ hợp khép kín hỗ trợ cho nhau, tận dụng lợi thế của nhau. Nhờ tính chuyên môn hóa cao, người Thụy Sĩ đã đưa nền kinh tế quốc gia phát triển, thoát khỏi sự lệ thuộc vào các quốc gia láng giềng và tạo ra những sản phẩm công nghiệp có chất lượng hàng đầu trên thế giới.



Câu chuyện trên nói lên phong cách kinh doanh kiểu Việt Nam, khi bắt chước lẫn nhau, chúng ta không chỉ làm thị trường hẹp đi, kìm hãm nền kinh tế mà còn khiến những người anh em trong một nhà, những người hàng xóm cùng một làng và những doanh nghiệp cùng một ngành trở nên xa cách, và khi các doanh nghiệp trở thành đối đầu trực tiếp thay vì bổ trợ cho nhau, họ chẳng có gì để nói với nhau cả.

Đây có lẽ chính là nguyên nhân các hiệp hội ngành nghề ở Việt Nam không phát huy được hết vai trò của mình. các thành viên của hội cũng chính là các doanh nghiệp đối thủ của nhau, nên không có nhiều điều để thỏa hiệp. Mọi quyết định của hiệp hội thường có lợi cho doanh nghiệp này nhưng sẽ ít hoặc không có lợi cho doanh nghiệp khác.

Vì vậy, trong một hiệp hội, sẽ luôn tồn tại hai nhóm lợi ích trái chiều với mọi quyết định. Khi một quyết định được thông qua, nó có thể chỉ phục vụ cho một nhóm đa số doanh nghiệp hưởng lợi, chứ chưa thực sự dựa trên nền tảng của lợi ích chung của ngành.

Không chỉ cạnh tranh thiếu lành mạnh theo chiều ngang bằng cách bắt chước sản phẩm, dịch vụ của nhau, chúng ta còn ứng xử không đẹp theo chiều dọc của chuỗi cung ứng. Đó là khi một doanh nghiệp chuyên sản xuất muốn kiêm khâu phân phối, bán lẻ, còn doanh nghiệp phân phối lại muốn kiêm nốt cả khâu sản xuất. Chúng ta có xu hướng “cắt cầu” đối tác của mình để được “làm tất ăn cả”.

Sự thiếu trung thành, trung thực đã làm giảm uy tín của người Việt trên thương trường, và các doanh nghiệp luôn phải hợp tác trong hoàn cảnh “vừa bắt tay, vừa thủ thế” với nhau. Đó dường như là một nếp tư duy ăn sâu vào tâm trí của chúng ta, không dễ để thay đổi trong một sớm một chiều.

Trong một trật tự kinh tế mới, doanh nghiệp của chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài sự hội nhập. Một thế giới văn minh sẽ là nơi các quốc gia, các doanh nghiệp không còn đối đầu, mà cần phải hợp tác với nhau cùng có lợi.

Nếu chúng ta vẫn tin chắc rằng, lợi ích của mình chỉ đạt được dựa trên sự thua thiệt của người khác, thì nền kinh tế Việt Nam sẽ mãi lạc loài trong dòng chảy chung toàn cầu.

St

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

Giới khoa học đang từ bỏ học thuyết Darwin


Giới khoa học đang từ bỏ học thuyết Darwin
Bắt đầu từ vài thập kỷ gần đây, các bằng chứng mới từ nhiều ngành khoa học khác nhau như Vũ trụ học, Vật lý học, Sinh vật học, Hóa học… đã khiến rất nhiều nhà khoa học buộc phải đặt câu hỏi nghi ngờ đối với thuyết tiến hóa, một sản phẩm của thế kỷ 19 thời khoa học còn kém phát triển.
Trên thế giới đương đại, số người không tin thuyết tiến hóa thậm chí còn nhiều hơn số người tin (Ví dụ: Theo kết quả khảo sát vào năm 2014 tại Mỹ, có 42% dân số tin rằng sự sống là do đấng Tạo Hóa mà ra, chỉ có 19% tin thuyết tiến hóa). Trong số những người phản đối thuyết tiến hóa có rất nhiều nhà khoa học tiếng tăm lẫy lừng, nhiều người là chủ nhân của các giải Nobel khoa học và nhiều giải thưởng khoa học cao quý khác.


Albert Einstein (1679-1955) cũng là nhà khoa học hữu thần, ông tin phải có một đấng Tạo Hóa hiện hữu và đứng đằng sau mọi quy luật vật lý, nếu không vũ trụ sẽ hỗn loạn và không thể tồn tại được. Vợ chồng nhà Curie thì đều tin vào thế giới tâm linh, thậm chí còn nhiều lần tham gia vào các hoạt động tâm linh huyền bí…


Tiến sỹ Ernst Chain (1906-1979) đạt giải Nobel Y học và Sinh học cho công trình nghiên cứu về kháng sinh penicillin. Ông từng nói:
“Tôi thà tin vào chuyện cổ tích còn hơn tin vào những phỏng đoán vô căn cứ như vậy [của thuyết tiến hóa]…


Tiến sỹ Arthur Holly Compton (1892–1962) đoạt giải Nobel Vật lý năm 1927 cho công trình khám phá ra hiệu ứng Compton nói:
“…Lập luận cho rằng [sự sống] là do được Thiết Kế ra, mặc dù đã cũ xưa, nhưng chưa bao giờ bị bác bỏ một cách thỏa đáng cả. Trái lại, khi chúng ta học được nhiều hơn về thế giới chúng ta, xác suất việc nó ngẫu nhiên tự nảy sinh trở nên càng lúc càng xa vời, cho nên có rất ít nhà khoa học thực thụ đương thời nào muốn bảo vệ một quan điểm vô thần”. 


Tiến sĩ Robert A. Milikan (1868 – 1953), nhà vật lý đoạt giải Nobel năm 1923 cho công trình đo điện tích electron, từng nói: “Điều đáng thương là rất nhiều nhà khoa học đang cố gắng chứng minh thuyết Tiến hóa, điều không ngành khoa học nào có thể làm được”.
….
Theo thống kê chưa đầy đủ có hơn 50 nhà khoa học từng đạt giải Nobel khác cũng phủ định thuyết tiến hóa, trực tiếp hoặc gián tiếp.
Vào năm 1879, 3 năm trước khi qua đời, Darwin viết ông “chưa bao giờ là một người vô thần và phủ nhận sự tồn tại của Thượng Đế”. (Thư Darwin gửi cho John Fordyce, 7/5/1879)
Thuyết tiến hóa vẫn còn nhiều vụ lừa đảo khác không kém phần kỳ dị. Thậm chí cho đến tận ngày nay hầu như vẫn không mấy ai hay biết về những điều dối trá ấy, và thế là chúng được thể ngang nhiên tồn tại, không ở nơi nào xa lạ mà chễm chệ ngay trong sách giáo khoa nhiều cấp học của nhiều quốc gia trên toàn cầu…

Trong thực tế, rất nhiều các nhà bác học và các nhà khoa học ưu tú đã vứt bỏ thuyết tiến hóa từ lâu. Đối với họ, thuyết tiến hóa là ngụy khoa học, là một thứ ký sinh gây hại cho khoa học, một câu chuyện hoang đường trái ngược với các bằng chứng thực tế, đầy rẫy bê bối và những điều dối trá, làm băng hoại đạo đức xã hội, là gốc rễ của nạn phân biệt chủng tộc và thuyết ưu sinh, là thứ đã tạo ra những tên độc tài khát máu nhất lịch sử, là nguyên nhân của hai lần chiến tranh thế giới và những cuộc diệt chủng quy mô lớn nhất lịch sử nhân loại.

Tiến sĩ di truyền thực vật học John Sanford là nhà nghiên cứu khoa học tại đại học Cornell năm 1980. Ông đồng sáng chế phương pháp ‘súng Gen’ để chuyển đổi Gen cây trồng. Kỹ thuật này đã làm nên những ảnh hưởng lớn trong ngành nông nghiệp trên thế giới :

“Tôi không thấy bất kỳ loại khoa học ứng dụng nào (khoa học máy tính, giao thông vận tải, y dược, nông nghiệp, kỹ thuật, v.v.) được hưởng lợi từ thuyết tiến hóa. Sự thật là thuyết tiến hóa được thêu dệt một cách hệ thống vào những bước tiến khoa học. Điều này phản ánh mức độ ảnh hưởng của chính trị với khoa học.”




Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

Khu mộ họ Mai văn ở Niêm Phò được tu sửa xong tháng 8 năm 2015

Khu mộ họ Mai văn ở Niêm Phò 
được tu sửa xong năm Giáp Ngọ 2015

 1. Lễ tạ mộ tại khu mộ Tổ

2. Mộ ông  Mai văn Phu (phải)  mộ  bà Lê Thị Hành (trái)
3. Mộ bà  Mai Thị Bê ( người đứng bên là con gái Nguyễn Thị Hằng)

4. Hai ngôi mộ con ông Viên (vô danh)

5. Hai ngôi mộ dưới đầu mộ bà Mai Thị Bê là mộ Mai Văn Nại, Nguyễn Thị Hiệp, ngôi mộ nhỏ vô danh họ Trần.

 6. Toàn cảnh khu mộ Tổ

7. Mộ ông Mai Văn Phu (trái) mộ bà Lê Thị Hành (phải)

 8. Cổng vào khu mộ Tổ phía ngoài là mộ con ông Mai Văn Phu (vô danh) từ Cự Lổ đưa về.

  
 10. Hai ngôi mộ phía bên ngoài của con ông Văn Phu (vô danh)
 11. Mộ ông Mai Văn Phu


 14. Khu mộ ông Đội  dưới là mộ bà Võ Thị U mộ ông Mai Văn Lăng (Ông đội Lăng) mộ ông Mai Thu Phân (mộ vuông), mộ Mai Xử Thử, Mai Văn Nén (mộ nhỏ)

 15.  Khu mộ ông Đội bên bờ sông chụp qua
 16.    Mộ  bà Võ Thị U (phải) mộ ông Đội Mai Văn Lăng (trái)

 17.  Mộ  bà Võ Thị U (trái) mộ ông Đội Mai Văn Lăng (phải)

 18. Mộ  ông Đội Mai Văn Lăng ( phải) mộ bà Võ Thị U (trái)

 19.  Người đứng ông Mai Xuân Hải, sơ đồ mộ chí khu mộ Tổ

 20. Lễ tạ mộ khu mộ Ông Đội  mộ ông Mai Văn Lăng (trái) mộ bà Võ Thị U (phải)

 21. Mộ ông Mai Thu Phân, người đứng bên là Nguyễn Thị Hằng con gái bà Mai Thị Bê

22. Toàn cảnh khu mộ Ông Đội Mai Văn Lăng

23 . Mộ ông Mai Văn Phu (trái) mộ bà Lê Thị Hành (phải) khu mộ Tổ

 24.    Khu mộ Tổ

 25.  Ngôi mộ bà Mai Thị Bê người đứng là Nguyễn Thị Hằng con gái bà Bê

 26.  Lễ tạ mộ cúng tại nhà ông Mai Xuân Hải

27.  Mâm lễ cúng ngoài trời

28.  Bà Xuân con dâu trong họ bái lạy

29. Ông Mai Minh con ông Mai Kiềm bái lạy

 30. Ông Mai Minh bái lạy lễ cúng ngoài trời

 31.  Ông Huy sui gia cha cô Liên


33. Từ ông Mai Xuân Hải quay theo chiều phải  1. ông Nguyễn Tuyến cháu ngoại bà Mai Thị Quý  2. ông Mai Minh con ông Mai Kiềm  3. ông Trần Đính cháu bà Mai Thị Quý  4. ông Trần Nghi cháu bà Méo  5 thợ xây mộ  6 ông Huy sui gia cha cô Liên  7 ông Trần Thìn cháu nội của bà Mai Thị Nhân, 8,9 Thợ xây mộ.

34.  Các chị em bà con nội ngoại


HẾT

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Bạn thuộc nhóm nào Cà Rốt, Trứng hay Cà Phê ?


Những người già thường tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống phong phú khiến họ khôn ngoan hơn những người trẻ. Và họ thật tuyệt vời khi đưa tới cho chúng ta những bài học quý giá và người bà trong câu truyện này trên Facebook không phải là ngoại lệ.
Một cô gái trẻ tới gặp bà của cô để than vãn về cuộc sống khó khăn của mình. Cô quá mệt mỏi vì phải đấu tranh và vật lộn. Dường như khi một vấn đề vừa được giải quyết thì vấn đề khác liền nảy sinh.
Bà của cô dẫn cô tới căn bếp. Bà đổ đầy nước vào ba cái nồi và đặt chúng lên bếp với lửa to. Một nồi bà bỏ cà rốt, nồi thứ hai bỏ trứng và nồi thứ ba bà bỏ hạt cà phê. Bà cứ để chúng nấu trên nồi và không nói lời nào.
Khi cái nồi đã sôi sung sục, bà tắt bếp. Bà vớt cà rốt ra một bát, rồi đến trứng và cà phê lần lượt cho vào hai bát khác.
Quay sang phía cháu gái, bà hỏi “Hãy nói cho bà biết, cháu nhìn thấy gì?”
Cô cháu gái trả lời “Cà rốt, trứng và cà phê ạ”
Bà kéo cháu gái lại gần và bảo cô sờ vào cà rốt. Cô cháu gái làm theo và thấy rằng chúng đã mềm ra. 
Tiếp theo bà yêu cầu cháu gái bóc quả trứng. Sau khi bóc vỏ, cô nhận ra là trứng đã được nấu chín kỹ. 
Cuối cùng, bà bảo cô gái uống cà phê. Cô cháu gái mỉm cười khi tận hưởng hương vị cà phê.
Rồi cô gái hỏi “Điều này có ý nghĩa gì hả bà?”
Bà giải thích cả cà rốt, trứng và cà phê phải đối mặt với một nghich cảnh như nhau – nước sôi – nhưng mỗi thứ lại có phản ứng khác nhau.
Cà rốt mạnh mẽ, cứng và vô tình. Nhưng sau khi bị đun sôi, nó trở nên mềm và yếu. 
Trứng vốn dễ vỡ. Lớp vỏ ngoài mỏng của nó bảo vệ cho lớp chất lỏng bên trong. Nhưng sau khi được đun sôi, bên trong của nó trở nên cứng hơn. 
Hạt cà phê lại thật đặc biệt. Sau khi được đun sôi, nó thay đổi cả nước.
“Cháu là cái nào trong ba loại này” bà hỏi cô cháu gái “Khi khổ nạn gõ cửa, cháu phản ứng thế nào? Cháu là cà rốt, trứng hay cà phê?”
Hãy nghĩ về nó: Tôi thuộc loại nào? Là cà rốt xem có vẻ mạnh mẽ nhưng trước đau khổ và khó khăn tôi trở nên ủ rũ, yếu đuối?
Hay tôi là trứng vốn ban đầu có trái tim mềm yếu nhưng bị cái nóng làm thay đổi? Tôi có tinh thần dễ suy chuyển, nhưng sau cái chết, sự tan vỡ, khó khăn tài chính hay những thử thách khác, tôi trở nên chai sạn và cứng rắn? Vỏ ngoài của tôi vẫn như vậy nhưng bên trong tôi cay đắng và chai sạn?
Hay tôi giống như hạt cà phê? Cà phê lại làm biến đổi nước nóng, thứ thường đem lại nỗi đau. Khi nước trở nên nóng, nó giải phóng mùi thơm và hương vị cuộc sống của bạn.
Nếu bạn như hạt cà phê, khi mọi thứ trở nên tồi tệ nhất, bạn lại tốt hơn và thay đổi hoàn cảnh xung quanh mình. Khi vào thời khắc đen tối nhất và trước những thử thách to lớn nhất, bạn có thể nâng mình lên một tầm cao hơn?
Bạn ứng phó trước nghịch cảnh như thế nào? Bạn sẽ bị hoàn cảnh xung quanh thay đổi, hay bạn sẽ đem cuộc sống và hương vị tới cho nó?
BẠN LÀ CÀ RỐT, TRỨNG HAY CÀ PHÊ?



Chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10


Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo dưỡng và che chở cho con người. Người Mẹ, là nơi mà ở đó con người đã gửi gắm những ước vọng của mình. Mẹ tiềm ẩn một sức mạnh diệu kỳ giúp con tự tin trước mọi nghịch cảnh.

Phụ nữ Việt Nam được thừa hưởng đức tính cao đẹp cùng với sức mạnh tiềm ẩn đó đã giữ gìn hơi ấm cho mọi gia đình và cộng đồng.


Chào mừng ngày 20 tháng 10. Cảm ơn Phụ nữ Việt Nam.



Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

Làm đẹp từ bên trong là quyết định cho cái đẹp của con người.



Tướng mạo không phải sinh ra là cố định, mà nó là phản chiếu của quá trình tu tâm, muốn có dung mạo đẹp, trước hết cần nội tâm đẹp!
1: Một người cam tâm tình nguyện chịu thiệt, lại nhận được càng nhiều. Người có thể chịu thiệt, nhân duyên nhất định sẽ tốt, nhân duyên tốt, cơ hội tự nhiên sẽ nhiều. Mỗi người khi còn sống, có thể nắm bắt một hai lần cơ hội là đủ!
2: Người thích chiếm phần hơn, cuối cùng chẳng chiếm được bao nhiêu, nhặt được một ngọn cỏ, mất đi một rừng cây. Người mà vừa đến lúc tính tiền liền kiếm cớ đi việc khác hoặc móc hoài không ra tiền, cơ bản đều là những người không có thành tựu gì.
3: Người có ánh mắt tiểu nhân, tâm địa nhỏ hẹp. Lúc bạn bè hội tụ, nói ra ba câu, đều không thoát khỏi chuyện cá nhân, người này chính là ốc sên chuyển thế, nội tâm hư không, ích kỷ. Trong nội tâm chỉ có chuyện nhà mình, những chuyện khác liền không liên quan đến anh ta.
4: Chỉ có tiếc duyên mới có thể tục duyên, tức là vun bồi duyên phận. Trên đường đời, nhiều người chúng ta gặp, thật ra đều có duyên mới gặp được nhau, hơn một nửa người thân chính là bạn tốt trong đời trước, còn bạn tốt thì hơn một nửa là người thân trong đời trước, mang đến phiền muộn cho bạn vì hơn một nửa là người bạn đã từng gây tổn thương. Vì vậy cần nhớ: Đối xử tử tế với người thân, quan tâm người bên cạnh, khoan dung những người làm bạn tổn thương, vì đây đều là nhân quả.
5: Nội tâm vô khuyết gọi là phú, có thể bao dung người khác gọi là quý. Luôn vui vẻ không phải là một loại tính cách, mà là một loại năng lực.
6: Biện pháp giải quyết phiền muộn tốt nhất, chính là quên nó đi.
7: Tiếu khán phong vân đạm, toại đối vân khởi thì (cười nhìn gió mây nhạt, ngồi trông áng mây trôi). Không giành là từ bi, không biện là trí tuệ, không nghe là thanh tịnh, không nhìn là tự tại, tha thứ là giải thoát, biết đủ chính là buông.
8: Nội tâm không loạn, không khổ vì tình, không sợ tương lai, không giữ quá khứ.
9: Kiếp này, bất kể thứ gì cũng sẽ không mang đi được, vậy nên hãy sống với hiện tại, cười với hiện tại, và hãy “ngộ” ngay bây giờ!



Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

Lương y Võ Hoàng Yên trị bệnh thần diệu

Ông thị trưởng Milpitas (José Esteves) không phải là người Việt nam, ông cũng không nói và hiểu được tiếng Việt nhưng ông đã đưa ra một quyết định là cùng với một người nhân viên nói tiếng Việt đến tận chùa Tâm Từ vào một ngày chủ nhật tháng mười (không phải là ngày làm việc của người công chức như ông) để chứng kiến việc thầy Võ Hoàng Yên và thầy Nguyễn Phi Bằng chữa trị cho dân chúng ở San Jose. 



Ông đã ngõ lời cảm ơn 2 thầy và tỏ lòng mong muốn thầy có thể ở thêm vài ngày và trở lại để chữa bệnh cho dân chúng ở San Jose và các thành phố lân cận. Điều này thật lạ là ở một đất nước nhiều luật lệ nhất thế giới đặc biệt là những luật lệ liên quan tới sức khoẻ và con người, vậy mà ông thị trưởng Milpitas không hề kéo cảnh sa't vào cuộc, hay đến phạt tiền thầy vì chữa bệnh không có bằng hành nghề ở Mỹ.

Trước khi đến, ông đã chuẩn bị sẵn giấy khen danh dự tận tay trao cho thầy Võ Hoàng Yên bằng tất cả lòng ngưỡng mộ của một người đại diện cho chính quyền. Thầy Võ Hoàng Yên đã cất công từ Việt Nam qua San Jose. Ông đem hết tài năng và sức lực cứu giúp nhiều người bệnh khỏi đau đớn, mang lại cho họ niềm hy vọng và sự tự tin trong cuộc sống. 

Cùng lúc thầy Võ Hoàng Yên và các đệ tử của thầy cũng giúp nhiều thân nhân cuả những bệnh nhân được chữa trị vơi giảm bệnh, trút đi gánh nặng chăm sóc trong nhiều năm và làm cho xã hội Hoa Kỳ đỡ tốn kém hàng triệu mỹ kim. Sẽ không có lời nói nào hay hành động nào nói lên đươc hết công lao của Thầy Võ Hoàng Yên và đệ tử của thầỵ.


TrucVo: Ông José Esteves thị trưởng của thành phố Milpitas, CA ngưỡng mộ thầy lắm. Đây là giấy ban khen ông trao cho thầy: https://www.youtube.com/watch?v=Vz5gUlQPJIQ 

Video Phong su cua VIETV